Những lưu ý trong ngày rằm tháng Chạp

Những lưu ý trong ngày rằm tháng Chạp - giúp gia đình chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Chạp thật chu đáo. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ với các bạn một số lưu ý quan trọng trong ngày rằm tháng Chạp, mời các bạn cùng tham khảo.

Trước khi đón năm mới, người Việt sẽ chuẩn bị 3 lễ cúng tiễn năm cũ, bao gồm cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) và cúng tất niên. Trong đó, Rằm tháng Chạp là lễ sớm nhất, cũng là thời điểm đánh dấu sự tất bật cho một mùa Tết Nguyên đán 2024 đã chính thức bắt đầu.

1. Rằm tháng Chạp có giống các ngày Rằm khác?

Trong tháng Chạp, có 3 lễ cúng vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Ngoài 2 lễ cúng là lễ cúng ông Công ông Táo và lễ cúng Tất niên thì lễ cúng Rằm là lễ cúng sớm nhất trong tháng và quan trọng không kém 2 lễ cúng sau.

Theo quan niệm cha ông xưa để lại, cúng Rằm tháng Chạp cũng không khác mấy so với các ngày Rằm khác.

Tuy nhiên, có thể nói chính yếu tố thời điểm đã làm cho ngày Rằm này ý nghĩa khác biệt hơn hẳn so với ngày Rằm bình thường. Bởi đây lại là ngày rằm cuối cùng trong 1 năm, coi như 1 dịp tổng kết những điều đã qua, sẵn sàng chào đón những điều mới, nên trong lòng mọi người đều có phần khẩn trương, chú trọng hơn để lễ cúng rằm cuối cùng trong năm được trọn vẹn, tươm tất nhất có thể.

Thông qua lễ cúng rằm, các gia đình đều muốn thể hiện sự thành kính, chu toàn của mình trong suốt cả năm ròng. Với lễ cúng này, không khí Tết cũng bắt đầu được khởi động, bởi kế tiếp ngay sau đó sẽ là lễ cúng 23 tháng Chạp, chẳng mấy nữa là đến Tết Nguyên Đán.

Kể từ Rằm tháng Chạp người Việt sẽ bắt tay vào chuẩn bị những vật dụng và nghi lễ cần thiết để hoàn tất năm cũ và đón năm mới như lễ cúng ông công ông Táo, cúng Tất niên, cúng Giao thừa và cúng mùng 1 Tết.

2. Tại sao phải làm lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp?

Theo quan niệm dân gian, người Việt có mùng 1 âm lịch là ngày Sóc, còn ngày rằm tức 15 âm lịch là ngày Vọng. Ngày Vọng mặt trăng và mặt trời thông tuệ nên những lời cầu nguyện thành tâm sẽ được thần thánh, tổ tiên chứng giám.

Vì thế, người ta tin rằng trong ngày này, chỉ cần con người thành tâm khấn nguyện thì người đã khuất sẽ cảm ứng được và đáp lại lời khẩn cầu.

Bên cạnh đó, lúc mà trời đất đều thông tỏ như vậy con người sẽ cảm nhận được thuần khiết, trong sáng và thanh sạch của tâm hồn. Nghi thức bày ra giống như một cách thức để “rửa tội”, tự kiểm điểm bản thân, đẩy lùi những điều tội lỗi xấu xa bên trong, sống hướng thiện, sáng suốt.

Ngày rằm tháng Chạp cũng là 1 trong 12 ngày rằm trong năm, tuy có điểm giống với những ngày rằm khác nhưng cũng có khá nhiều điểm khác biệt.

Rằm tháng Chạp còn được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm, là bước chuẩn bị cho lễ cúng Giao thừa, đón Tết Nguyên Đán sắp về. Chính vì thế, lễ cúng ngày rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất và nhiều nghi lễ, thủ tục hơn các lễ cúng rằm khác trong năm.

Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà nghi thức cúng lễ này có phần khác biệt, nhưng về cơ bản vẫn giữ những nét chung trong nghi lễ cúng.

3. Kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Chạp

Được coi là 1 trong 3 ngày lễ quan trọng của tháng Chạp nên ngày rằm cũng có một số điều cần kiêng kỵ như:

- Kiêng vay mượn tiền nong: Người ta cho rằng nếu vay mượn tiền bạc vào ngày này thì nó sẽ trở thành khoản nợ lớn trong năm mới sắp tới của bạn. Việc làm ăn, kinh doanh, kiếm tiền của năm sau cũng sẽ khó khăn hơn nhiều vì tài khí thất tán, may mắn chẳng có bao nhiêu, dễ gặp chuyện xui xẻo mà làm ăn thất bát, thua lỗ.

- Kiêng suy nghĩ xấu xa, làm việc hại người: Trong ngày cầu bình an cho gia đình mà lại giữ tâm hại người thì dễ bị bề trên quở trách, giáng họa cho chính mình.

- Kiêng cãi cọ, gây gổ, đánh nhau: Trong ngày thực hiện lễ cúng quan trọng mời Thần Phật, gia tiên về chứng giám mà con cháu lại mâu thuẫn, thiếu đoàn kết thì dễ làm phật lòng bề trên, bị bề trên trách phạt.

- Kiêng làm vỡ đồ, bát đĩa trong nhà: Điều này dễ ảnh hưởng đến tài vận và tình duyên của gia chủ. Đồ đạc hỏng hóc, bát đĩa rơi vỡ là điềm báo tình cảm rạn nứt, tiền bạc hao hụt.

4. Một số tục lệ khác trong ngày rằm tháng Chạp

Ngoài việc biện sửa lễ vật cúng rằm tháng Chạp, tùy theo phong tục từng địa phương mà một số gia đình còn tiến hành làm sớ cầu an.

Việc này được tiến hành tại chùa và gồm tất cả 7 lá sớ, mục đích cầu bình an cho các thành viên trong gia đình.

Trong ngày rằm cuối cùng của năm, người lớn trong nhà thường dặn dò con cháu phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ, nghĩ về những điều vui vẻ, tốt lành để năm cũ năm mới được an bình.

*Lưu ý quan trọng: Nói "Rằm tháng Chạp 2023" ở đây ám chỉ theo âm lịch là ngày Rằm tháng Chạp năm Quý Mão. Nhưng vì thời điểm dương lịch đã sang năm 2024 nên gọi chung là "Rằm tháng Chạp 2024".

Sau 3 lễ cúng quan trọng cuối năm để tiễn năm cũ đi sẽ là lễ cúng giao thừa để tiễn các quan hành khiển năm cũ về trời và đón một năm mới sang.

Trong 3 ngày đầu năm mới các bạn phải làm lễ cúng thần linh ông bà gia tiên, để sử dụng đúng bài khấn cho mỗi ngày cúng tế đầu năm các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn khấn trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 của VnDoc.

----------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Những lưu ý trong ngày rằm tháng Chạp. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu hữu ích nhé.

Đánh giá bài viết
1 409
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm