Nội dung đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 của ĐH Quốc gia TP. HCM

Bài Thi Mẫu - Trang 1 - Bài Thi gồm 14 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI THI MẪU -KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2020
Thời gian làm bài:
150 phút (không kể thời gian phát đề)
Tổng số câu hỏi:
120 câu
Dạng câu hỏi:
Trắc nghiệm 4 lựa chọn (Chỉ duy nhất 1 phương án đúng)
Cách làm bài:
Làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm
CẤU TRÚC BÀI THI
Nội dung
Số câu
Nội dung
Số câu
Phần 1: Ngôn ngữ
1.1. Tiếng Việt
20
3.1. Hóa học
10
1.2. Tiếng Anh
20
3.2. Vật
10
Phần 2: Toán học, duy logic, phân tích số liệu
3.3. Sinh học
10
2.1. Toán học
10
3.4. Địa
10
2.2. duy logic
10
3.5. Lịch sử
10
2.3. Phân tích số liệu
10
NỘI DUNG BÀI THI
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
1. Chọn t đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: Trăng quầng thì hạn, trăng… thì mưa.
A. tỏ B. sáng C. mờ D. tán
2. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện mối
quan hệ chính?
A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ con chồng. B. Mối quan hệ giữa ch em trong gia đình.
C. Mối quan hệ giữa thiện ác. D. Mối quan hệ giữa nhà vua dân chúng.
3. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng
trên/ ai gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn Đoàn Thị Điểm)
Đoạn thơ được viết theo th thơ:
A. Lục bát. B. Ngũ ngôn. C. Song thất lục t. D. Tự do.
4. Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.”
(Truyện Kiều Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Bông liễu. B. Nách tường. C. Láng giềng. D. Oanh vàng.
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao tiếng… trong
lòng. (Tống biệt hành - Thâm Tâm)
A. khóc B. gió C. sóng D. hát
6. Anh dắt em qua cầu/ Cởi áo đưa cho nhau/ Nhớ về nhà dối mẹ/ Gió bay rồi còn đâu.
(Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. thơ hiện đại.
7. Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã thể hiện điều nào dưới đây?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ
Bài Thi Mẫu - Trang 2 - Bài Thi gồm 14 trang
C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ
D. Lòng yêu nước của những con người làng Man
8. Chọn t viết đúng chính tả trong các t sau:
A. Chất phát. B. Trau chuốc. C. Bàng hoàng. D. Lãng mạng.
9. Chọn t viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh tôi một người…”
A. Chính trực, thẳn thắng. B. Trính trực, thẳn thắng.
C. Trính trực, thẳng thắn. D. Chính trực, thẳng thắn.
10. Từ nào bị sử dụng sai trong câu sau: Mặc cho bom rơi đạn lạc, người chiến vẫn ngang nhiên
cầm súng xông ra chiến trường.”
A. xông ra. B. người chiến sĩ. C. ngang nhiên. D. đạn lạc.
11. Các t nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:
A. từ ghép dựa trên 2 từ tố nghĩa giống nhau. B. từ ghép dựa trên 2 từ tố nghĩa khác nhau.
C. từ láy toàn thể. D. từ láy bộ phận.
12. Nhìn chung, Nguyễn Tuân một người lắm tài cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm
mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để lại, Nguyễn Tuân lại muốn
dựa vào cái duyên khá mặn của mình chăng? (3). Cái duyên tài tử” rất trẻ, rất vui, với những
cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải
bật ời thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh (4).
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 nghĩa là:
A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ. B. chất nghệ sĩ.
C. sự không chuyên, thiếu cố gắng. D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
13. “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã
đến rồi.” (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng. B. Hai câu trên không s dụng phép liên kết.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối. D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
14. “Nhân dịp ông đi công tác các tỉnh miền Trung Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây dựng
một số tuyến đường giao thông theo dự án.” Đây câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ. C. thiếu chủ ngữ vị ngữ. D. sai logic.
15. Trong các câu sau:
I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng nhiều khu vực.
II. Chí Phèo hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây
dựng trong tác phẩm cùng tên.
III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I II. B. III IV. C. I III. D. II IV.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Bạn ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ
quê nhà lắm, nhớ Năm Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, lúc người
nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành đây,
công việc đây, miếng ăn đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống v dại dột, sống với anh chồng thẳng
thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ
vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn
no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. nàng quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu
nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách
xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối nh đầu. Của
rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên rạch. rúc vào những cái vũng
nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng
Bài Thi Mẫu - Trang 3 - Bài Thi gồm 14 trang
gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến
từng chi tiết nhỏ”.
(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)
16. Phong ch ngôn ngữ của văn bản là:
A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí.
17. Từ “quạu đeo” dòng th 2 trong đoạn văn thứ 2 nghĩa là:
A. bi lụy. B. hạnh phúc. C. cau có. D. cảm.
18. Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: rúc vào những cái vũng nước quánh đi
dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây… là:
A. tự sự. B. thuyết minh. C. nghị luận. D. miêu tả.
19. Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là:
A. thành phố. B. thị trấn trong sương.
C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu. D. làng chài ven biển.
20. Chủ đề chính của đoạn văn là:
A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.
B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.
C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.
D. Người chồng bạc bẽo.
1.2. TIẾNG ANH
Questions 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
21. The cutting or replacement of trees downtown _____ arguments recently.
A. has caused B. have caused C. are causing D. caused
22. Many places _____ our city are heavily polluted.
A. on B. in C. at D. upon
23. There were so _____ negative comments on Tom’s post that he had to remove it.
A. much B. many C. a lot of D. plenty
24. His mother is _____ mine, but he is younger than me.
A. more old than B. old as C. not as older as D. older than
25. You’re driving _____! It is really dangerous in this snowy weather.
A. carelessly B. careless C. carelessness D. carefulness
Questions 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
26. There were too many participants in the event, so each of them were asked just one question.
A B C D
27. Mary works as a journalist for an magazine that specializes in men’s clothes and footwear.
A B C D
28. Timmy’s pet dog is so lovely. It always wags it’s tail to greet him whenever he comes home.
A B C D
29. France, where is a very beautiful country, has many tourist attractions.
A B C D
30. Do not read comics too often. With mostly pictures, it does not help to develop your language skills.
A B C D
Questions 31 - 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
31. I may buy a piece of land as a way of saving for my old age.
A. To save for my old age, I am advised to buy a piece of land.
B. It is possible that I will save for my old age after buying a piece of land.
C. After I have saved for my old age, I will buy a piece of land.
D. To save for my old age, I am likely to buy a piece of land.
32. Linda would not win a high price in swimming if she did not maintain her training.

Đề thi mẫu đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP. HCM 2020

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Nội dung đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 của ĐH Quốc gia TP. HCM. Nội dung tài liệu được tổng hợp chi tiết và chính xác. Mời các bạn tham khảo.

Ngày 12/12, ĐHQG-HCM công bố đề thi mẫu kỳ thi ĐGNL 2020.

Với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo, từ năm 2018, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL). Kết quả của kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học trong hệ thống ĐHQG-HCM.

Sau lần tổ chức đầu tiên vào năm 2018, kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM đã nhận được phản hồi tích cực và sự tin tưởng của xã hội. Năm 2019, ngoài các trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM, còn có 24 trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐHQG HCM sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh. Năm 2020 dự kiến con số này sẽ tăng lên hơn 40 trường. Việc tham dự kỳ thi ĐGNL sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.

Bài thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh

Cấu trúc của bài thi ĐGNL gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.

Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 của Đại Học Quốc gia TP. HCM

Theo đánh giá chung, bài thi vẫn sẽ gồm 120 câu, thực hiện trong 120 phút. Dạng bài thi trắc nghiệm 4 lựa chọn, chỉ có duy nhất 1 phương án đúng. Cấu trúc bài thi gồm 3 phần. Trong đó, phần 1 kiểm tra kiến thức ngôn ngữ gồm tiếng Việt (20 câu) và tiếng Anh (20 câu).

Phần 2 kiểm tra kiến thức toán học, tư duy logic, phân tích số liệu (30 câu).

Phần 3 giải quyết vấn đề, kiểm tra kiến thức 5 lĩnh vực gồm: hóa học, vật lý, sinh học, địa lý và lịch sử (mỗi lĩnh vực 10 câu).

Đề thi năm 2020 sẽ tiếp tục được đổi mới để đánh giá chính xác và toàn diện hơn năng lực của thí sinh, giúp tuyển chọn được thí sinh có năng lực phù hợp cho giáo dục đại học.

Được biết, bài thi đánh giá năng lực chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức cả về mặt tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

Bên cạnh đó, ĐH Quốc gia TPHCM cũng khuyến khích và sẵn sàng hỗ trợ các trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống sử dụng kết quả kỳ thi này như một phương thức tuyển sinh tại trường mình.

10 điều cần biết dành cho kỳ thi ĐGNL 2020

1. Thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) là gì?

Bài thi ĐGNL chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh, thông qua một bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi, thời gian làm bài 150 phút. Về hình thức, đề thi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn (MCQ - Multiple Choice Questions). Về nội dung, đề thi tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

2. Bài thi ĐGNL có cấu trúc như thế nào?

Cấu trúc bài thi ĐGNL Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút.

3. Có bao nhiêu trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh đại học?

Năm 2020, thí sinh có thể sử dụng kết quả thi ĐGNL để đăng ký xét tuyển vào 10 đơn vị trong ĐHQG-HCM và dự kiến 30 Trường ngoài ĐHQG-HCM, gồm có:

Các đơn vị trong ĐHQG-HCM gồm có: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế; Trường ĐH An Giang, Khoa Y, Viện Đào tạo Quốc tế và Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre.

4. Phân bố điểm của bài thi ĐGNL như thế nào?

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

5. Điểm thi ĐGNL được công nhận trong thời gian bao lâu?

Điểm thi ĐGNL được công nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày tổ chức thi.

6. Kỳ thi ĐGNL có phải là kỳ thi bắt buộc để vào học ĐHQG-HCM không?

Kết quả thi ĐGNL là một trong những phương thức xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM. Năm 2020, ĐHQG-HCM dành dự kiến tối đa 50% chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức thi đánh giá năng lực. Do vậy kỳ thi ĐGNL không phải là kỳ thi bắt buộc để tuyển sinh vào ĐHQG-HCM. Nếu thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL thì thí sinh sẽ có thêm cơ hội để xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM (Thí sinh vẫn được quyền đăng ký thêm các hình thức xét tuyển khác). Ngoài ra, kết quả thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM cũng dự kiến hơn 30 trường ĐH, CĐ ngoài ĐHQG-HCM sử dụng để tuyển sinh đại học năm 2020.

7. Nếu tham gia kỳ thi ĐGNL này mà không trúng tuyển thì có còn cơ hội vào ĐHQG-HCM không?

Năm 2020 các trường ĐH thành viên của ĐHQG-HCM, Khoa Y, Viện trực thuộc và Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh, trong đó có phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi ĐGNL. Thí sinh có thể tham gia một hoặc nhiều phương thức xét tuyển để tăng cơ hội vào học tại ĐHQG-HCM.

8. ĐHQG-HCM có ban hành tài liệu ôn tập cho dạng này chưa? Nếu có thì mua ở đâu?

ĐHQG-HCM công bố đề thi mẫu minh họa tại đây.

Ngoài ra, ĐHQG-HCM không ban hành các tài liệu ôn tập dưới mọi hình thức khác, không luyện đề thi, chỉ có định hướng luyện thi khả năng toàn diện. ĐHQG-HCM chỉ đưa ra cấu trúc đề thi và bài thi để Thầy Cô dựa vào để biết luyện cách xử lý, tư duy.

9. Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi ĐGNL 2020?

- Đợt 1:

6/1: Mở đăng ký ĐGNL;

28/2: Kết thúc đăng ký ĐGNL;

29/3: Tổ chức thi ĐGNL (chính thức);

14/4: Thông báo kết quả thi ĐGNL.

- Đợt 2:

15/4: Mở đăng ký ĐGNL;

30/5: Kết thúc đăng ký ĐGNL;

5/7: Tổ chức thi ĐGNL (chính thức);

12/7: Thông báo kết quả thi ĐGNL.

10. Địa điểm tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020?

- Đợt 1 vào ngày 29/3 (Chủ nhật) tại: TP.HCM; Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Bến Tre và An Giang; Khu vực miền Trung: Đà Nẵng và Nha Trang.

- Đợt 2 vào ngày 5/7 (Chủ nhật) tại: TP.HCM; Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ; Khu vực miền Trung: Đà Nẵng và Nha Trang.

Mời các bạn xem thêm các bài viết Đề thi minh họa năng lực ĐH Luật TP. HCM

Mời các bạn học sinh tham khảo.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Nội dung đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 của ĐH Quốc gia TP. HCM. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học, Mã trường thptVnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
9 27.762
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm