Nước Mĩ

Lý thuyết Lịch sử lớp 9: Nước Mĩ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lý thuyết bài: Nước Mĩ

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.

Lãnh thổ nước mĩLãnh thổ nước Mỹ

*1945-1950: giàu mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản:

+ Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia & Nhật Bản cộng lại (1949)

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng toàn thế giới.

+ Quân sự mạnh nhất thế giới, độc quyền về hạt nhân

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ II Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

+ Vẫn còn những bất công xã hội như kỳ thị chủng tộc, phân biệt giàu nghèo…

*Nguyên nhân kinh tế tăng trưởng nhanh sau Chiến tranh thế giới thứ II:

- Thu nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ II

- Không bị chiến tranh tàn phá.

- Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào

- Tận dụng khoa học- kĩ thuật tiến tiến.

- Tập trung sản xuất và tư bản cao.

- Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí

* Kinh tế Mĩ thập niên sau 1970:

- Vẫn đứng đầu thế giới, nhưng không còn giữ ưu thế (Sản lượng công nghiệp chiếm 39,8% của thế giới ) do sự cạnh tranh của Nhật Bản và Tây Âu.

- Kinh tế Mĩ không ổn định, thường xuyên xảy ra suy thoái.

- Sự phân biệt giàu nghèo, kỳ thị chủng tộc.

- Không ổn định về kinh tế chính trị & xã hội ở Mĩ.

- Chi phí nhiều cho quân sự như chạy đua vũ trang, thực hiện chiến tranh xâm lược.

II. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHOA HỌC – KỸ THUẬT (tham khảo thêm)

- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

- Do có nhiều nhà khoa học lỗi lạc di cư sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và đầy đủ phương tiện làm việc.

- Đạt được những thành tựu kì diệu: đi đầu sáng tạo ra công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, những vật liệu tổng hợp mới; khoa học vũ trụ, thông tin liên lạc, giao thông vận tải ,cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp; sản xuất vũ khí hiện đại.

- Nhờ khoa học – kỹ thuật nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh và đời sống vật chất nhân dân được nâng cao.

Người mĩ đặt chân lên mặt trăngNgười Mỹ đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI, ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ SAU CHIẾN TRANH (tham khảo thêm)

- Thể chế dân chủ ngày càng chặt chẽ, vô hiệu hóa hoạt động của công đoàn

- Đảng Dân Chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền phục vụ lợi ích của tập đoàn tư bản cầm quyến.

* Đối nội:

-Cấm Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động.

-Chống lại phong trào đình công, loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước

-Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc.

Thí dụ: “Mùa hè nóng bỏng” – da đen- 1963-1969-1975.

* Đối ngoại: đề ra “Chiến lược toàn cầu”, mưu đồ bá chủ thế giới:

+ Mục tiêu:

- Ngăn chặn, đẩy lùi, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào dân chủ tiến bộ trên thế giới.

- Khống chế đồng minh của Mỹ bằng viện trợ. Nhưng thất bại ở Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam

+ Để thực hiện:

-Viện trợ kinh tế, quân sự cho đồng minh của Mỹ.

-Chạy đua vũ trang, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

-Lập khối quân sự , gây chiến tranh xâm lược.

-Xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ hoàn toàn khống chế và chi phối.

* Các khối quân sự do Mỹ đứng đầu là: NATO, SEATO, CENTO, ANZUS.

* Mỹ đã đạt được một số thành công, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Câu hỏi thực hành và đáp án bài: Nước Mĩ

1/ Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.

- Vì vậy sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mọi trong thế giới tư bản.

2/ Những biểu hiện nào cho thấy nền kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

- Trong những năm 1945-1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% năm 1948)

- Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại

- Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

- Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

3/ Tình hình kinh tế Mĩ từ những năm 70 của thế kỉ XX như thế nào?

Trả lời:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa: "Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới, dự trữ vàng chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974)

4/ Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?

Trả lời:

Nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm:

Sau khi phục hồi kinh tế:

- Các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

- Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

- Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

- Sự già nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp.

5/ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chính sách đối nội như thế nào?

Trả lời:

- Để phục vụ mưu đồ bá chủ thế giới, những năm đầu tiên sau chiến tranh, Mĩ đã ban hành loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.

- Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu.

6/ Nhân dân Mĩ đã có thái độ như thế nào trước chính sách đối nội của chính phủ Mĩ?

Trả lời:

- Các tầng lớp nhân dân Mĩ đã đấu tranh phản đối các đạo luật phản động và đã có một vài đạo luật bị hủy bỏ.

- Tuy bị chính quyền ngăn chặn nhưng phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục và có lúc lên cao dữ dội như các "mùa hè nóng bỏng" của người da đen (diễn ra trong những năm 1963, 1969-1975), phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam (1969-1972)

7/ Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra " Chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

- Mĩ đã tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

- Từ 1991, khi trật tự hai cực bị phá vỡ, dựa vào sự vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới "đơn cực" do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.

8/ Mĩ đã gặp khó khăn gì trong việc thực hiện chính sách đối ngoại?

Trả lời:

- Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề như can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu Ba (1959-1960), nhất là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1975)

- Trong việc chạy đua để lập lại trật tự thế giới "đơn cực" do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế, Mĩ cũng gặp khó khăn đó là: sự phản đối của các nước đồng minh, của nhân loại tiến bộ, các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trên đây là bài Nước Mĩ được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Giải bài tập Lịch sử 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Lịch sử lớp 9 và một số bài Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất,Giải Vở BT Lịch Sử 9. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 92
Sắp xếp theo

Lý thuyết Lịch sử 9

Xem thêm