Ôn tập về dấu câu

Lý thuyết Ngữ văn 6: Ôn tập về dấu câu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

A. Nội dung bài Ôn tập về dấu câu

Dấu kết thúc câu (đặt ở cuối câu)

Dấu chấm: Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến).

- Ví dụ: Tôi đi học.

Dấu chấm hỏi: Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn.

- Ví dụ: Bạn làm bài toán chưa?

Dấu chấm than: Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

- Ví dụ: Hôm nay, trời đẹp quá!

Dấu phân cách các bộ phận câu (đặt trong nội bộ câu)

- Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.

- Ví dụ : Hôm nay, tôi đi học. (dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu)

Lớp 6a1, lớp 6a2/ vừa hát vừa múa đẹp quá. (dấu phẩy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ)

B. Bài tập bài Ôn tập về dấu câu

Bài 1: Đặt dấu vào cuối câu thích hợp

a. Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế

b. Mẹ mới mua tặng em một chiếc xe đạp rất đẹp

c. Ba mới mua cho em một chiếc máy tính xách tay

d. Cậu có thể giúp tớ một một việc này được không

Gợi ý:

a. Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

b. Mẹ mới mua tặng em một chiếc xe đạp rất đẹp!

c. Ba mới mua cho em một chiếc máy tính xách tay.

d. Cậu có thể giúp tớ một một việc này được không?

Bài 2: Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có ngoặc đơn dưới đây

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im () Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

-U nhất định bán con đấy ư () U không cho con ở nhà nữa ư () Khốn nạn thân con thế này ()Trời ơi () Ngày mai con chơi với ai ()Con ngủ với ai ()

(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

Gợi ý:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im (.) Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư (?) U không cho con ở nhà nữa ư (?) Khốn nạn thân con thế này (!)Trời ơi (!) Ngày mai con chơi với ai (?)Con ngủ với ai (?)

Bài 3: Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây

Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm, từng cơn gió nhẹ làm cả biển lúa vàng rung rinh như gợn sóng, đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hòa nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng, các tổ lao động đang thoăn thoắt đưa tay hái, xén ngang từng bụi lúa, nón trắng nhấp nhô, mọi người dàn thành hàng ngang như một đoàn quân đang nhịp nhàng tiến bước

Ngày mùa, cánh đồng lúa chín trông thật là đẹp mắt.

(Theo Trúc Mai)

Gợi ý:

Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển lúa vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hòa nhịp với tiếng hát. Trên các thửa ruộng các tổ lao động đang thoăn thoắt đưa tay hái, xén ngang từng bụi lúa. Nón trắng nhấp nhô, mọi người dàn thành hàng ngang như một đoàn quân đang nhịp nhàng tiến bước.

Ngày mùa, cánh đồng lúa chín trông thật là đẹp mắt.

Bài 4: Đặt dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau

Tao muốn làm người lương thiện.

- Không được ai cho tao lương thiện làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này tao không thể là người lương thiện nữa biết không chỉ có một cách... biết không... Chỉ còn một cách là... cái này biết không...

Gợi ý:

Tao muốn làm người lương thiện.

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa! Biết không! Chỉ có một cách... biết không... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!...

(Chí Phèo – Nam Cao)

C. Trắc nghiệm bài Ôn tập về dấu câu

Câu 1: Em hãy đặt dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu dưới đây cho hợp lí?

A. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này? Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết thì chỉ tại tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ.

B. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết thì chỉ tại tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

C. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết thì chỉ tại tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

D. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này? Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm. Anh mà chết thì chỉ tại tội ngông cuồng dại dột của tôi! Tôi biết làm thế nào bây giờ.

Câu 2: Công dụng của dấu chấm than?

A. Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến

B. Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp

C. Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Câu nào sử dụng dấu câu hợp lý trong các câu dưới đây?

A. Dưới ánh sáng, lung linh của đèn đuốc các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đồi trúc, mọc dựng đứng trên mặt nước

B. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đồi trúc mọc dựng đứng trên mặt nước

C. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc, có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đồi trúc mọc dựng đứng trên mặt nước.

D. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuố,c các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc có khối xếp thành đồi trúc mọc dựng đứng trên mặt nước

Câu 4: Công dụng của dấu chấm than?

A. Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến

B. Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp

C. Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Dấu hỏi chấm dùng để làm gì?

A. Sử dụng kết thúc câu cầu khiến

B. Sử dụng kết thúc câu nghi vấn

C. Sử dụng kết thúc câu kể

D. Sử dụng kết thúc câu cảm thán

Câu 6: Dấu hỏi chấm dùng để làm gì?

A. Sử dụng kết thúc câu cầu khiến

B. Sử dụng kết thúc câu nghi vấn

C. Sử dụng kết thúc câu kể

D. Sử dụng kết thúc câu cảm thán

Câu 7: Công dụng của dấu ba chấm?

A. Ngăn cách giữa các vế câu

B. Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vậy, hiện tượng trong chủ đề

C. Dùng để nhấn mạnh

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến

Câu 8: Công dụng của dấu ba chấm?

A. Ngăn cách giữa các vế câu

B. Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vậy, hiện tượng trong chủ đề

C. Dùng để nhấn mạnh

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến

Câu 9: Trong những câu sau, câu nào cần sử dụng dấu chấm than?

A. Thôi, đừng cố tỏ ra đáng thương nữa

B. Hôm nay là một ngày buồn tẻ

C. Con có muốn đi chơi cùng mẹ không

D. Con có nhận ra ai không

Câu 10: Trong những câu sau, câu nào cần sử dụng dấu chấm than?

A. Thôi, đừng cố tỏ ra đáng thương nữa

B. Hôm nay là một ngày buồn tẻ

C. Con có muốn đi chơi cùng mẹ không

D. Con có nhận ra ai không

Câu 11: Câu “Bao giờ cho tới tháng ba” nên đặt dấu nào cuối câu?

A. Dấu hỏi chấm

B. Dấu chấm than

C. Dấu chấm

D. Dấu chấm than hoặc dấu hỏi chấm đều được

Câu 12: Mục đích của dấu hỏi chấm trong câu là

A. biểu thị sự khẳng định.

B. biểu thị sự nghi vấn.

C. biểu thị sự xúc động.

D. biểu thị sự mỉa mai.

Đáp án

1 - C2 - D3 - B4 - D5 - B6 - B
7 - B8 - B9 - A10 - A11 - D12 - B

Với nội dung bài Ôn tập về dấu câu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức ôn tập về các dấu kết thúc câu như: dấu chấm, chẩm hỏi, chấm than, dấu phân cách các bộ phận câu....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Ôn tập về dấu câu cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 2.471
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm