Ôn thi đại học: Tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập tốt môn văn phần văn xuôi chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi đại học sắp tới, VnDoc.com xin giới thiệu tài liệu "Ôn thi đại học: Tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu". Tài liệu này bao gồm một số đề văn hay về tác phẩm mảnh trăng cuối rừng. Mời các bạn cùng tham khảo.

TÁC PHẨM MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Chuyên đề: VĂN XUÔI 1954 - 1975

Vấn đề 4: MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG

“Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình…”
Nguyễn Minh Châu

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tác giả đã kể lại một câu chuyện tình. Nhưng “nơi gặp gỡ của tình yêu” này là một tình huống đặc biệt tạo nên sự độc đáo cho truyện.

Sự gặp gỡ của Lãm (người lái xe quân sự) và Nguyệt (người công nhân làm đường) trên một quãng đường rừng đầy bom đạn và hiểm nguy là một điều bất ngờ. Bởi hai người này chưa hề giáp mặt, chỉ gặp nhau, đính ước với nhau thông qua sự mai mối của chị Tính, chị của Lãm người cùng tổ với Nguyệt. Anh lái xe ngồi cạnh người tình của mình trên một đoạn đường chiến tranh mà hồ nghi không biết có thực không. Nhưng cũng trên đoạn đường đó phẩm chất của Nguyệt đã làm thay đổi định kiến của Lãm, khiến anh “lòng dậy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”.

Tình huống quả là ngẫu nhiên, bởi vì chiến tranh bao nhiêu bất thường có thể xảy ra.

Nhưng diễn tiến của truyện lại rất tự nhiên không giả tạo. Chính nhân vật người kể chuyện ở đây là Lãm cho nên nó tạo nên giọng điệu thích hợp với chủ đề có tính trữ tình này. Tình huống này tạo cho người đọc tâm lí phấp phỏng, dự đoán, và họ rất tò mò muốn biết thực chất của sự gặp gỡ. Có một cơ hội để giải tỏa là “hỏi thăm cô ta có biết chị Tính hay không?”. Nhưng Lãm lại “không muốn hoặc không dám hỏi”. Và chính vì thế nhân vật Lãm (và cả người đọc) “phải phân vân” nó “xoáy trong óc như một cài dùi nung đỏ bỏng rát”. Chính cái tình trạng mơ hồ ấy làm cho câu chuyện thành “mảnh trăng cuối rừng” thật huyền ảo.

B. LÀM VĂN

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn - trữ tình trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu.

* Bài làm

I. “Mảnh trăng cuối rừng” là truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mỹ. Truyện khá tiêu biểu cho những đặc điểm bút pháp của nhà văn trong giai đoạn trước 1975 và cũng mang những đặc điểm chung của văn học ta giai đoạn ấy. Truyện ngắn này đã được đưa vào nhiều tuyển tập truyện ngắn Việt Nam, đã được nhà nghiên cứu N. I. Nicolin (Nga) giới thiệu trong bài “Cuộc chiến tranh giải phóng và truyện ngắn Việt Nam hiện đại” (Tạp chí các dân tộc Á-Phi, tháng 4 năm 1973).

II.1/ Phân tích truyện ngắn này cần lưu ý đến tình huống truyện, đây là một thành công của nghệ thuật truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”

Truyện kể về một cuộc gặp gỡ của một người lái xe quân sự với một cô công nhân giao thông đi nhờ xe anh trên đoạn đường chiến tranh. Điều ngẫu nhiên lý thú là cô gái ấy chính là người đã đính ước vắng mặt với anh (qua sự giới thiệu của người chị gái của anh ở cùng đội với cô). Hai người đang đi đến chỗ hẹn để gặp nhau. Nhưng vốn họ chưa một lần gặp nhau, nên qua câu chuyện, người lái xe chỉ có thể phỏng đoán rằng cô gái là người đã hẹn ước với mình. Suốt dọc đường, trải qua nhiều khó khăn nguy hiểm. Cô gái đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, làm thay đổi sự nhìn nhận về cô của người lái xe. Họ không gặp được nhau ở chỗ hẹn vì những trắc trở của chiến tranh, nhưng cô gái đã để lại những tình cảm sâu sắc và niềm hạnh phúc cho chàng trai.

Đánh giá bài viết
1 2.775
Sắp xếp theo

Luyện thi đại học khối C

Xem thêm