Ôn thi THPT Quốc gia năm 2017: Một số lưu ý môn Lịch sử

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia năm 2017: Một số lưu ý môn Lịch sử

Ôn thi THPT Quốc gia năm 2017: Một số lưu ý môn Lịch sử. Đây là tài liệu hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh đang ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại những nội dung quan trong của chương trình Lịch sử lớp 12, quý thầy cô có thêm tài liệu phục vụ quá trình giảng dạy cho học sinh.

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Sơ đồ tư duy môn Lịch sử ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 cấp tốc

Một Số Lưu Ý Môn Lịch Sử

  • Cơ quan hành chính của Liên hợp quốc là ban thư ký
  • Tổng thư ký hiện tại là người Bồ Đào Nha (cựu thủ tướng Ruteret)
  • Hội nghị pốtdam phân chia Đức ra 4 vùng chiếm đóng
  • Sự ra đời của các nhà nước đông âu đã hình thành nên hệ thống XHCN
  • 1945-1949 các nhà nước Đông âu tiến hành cải cách ruộng đất
  • SEV hợp tác trên 2 mặt kinh tế và kỹ thuật
  • Vacsava hợp tác trên 2 mặt chính trị và quân sự
  • Nhà nước Liên Xô tồn tại trong khoảng thời gian 1922-1991
  • XHCN ở Liên Xô tồn tại trong khoảng thời gian 1917-1991
  • Tổng thống đầu tiên và duy nhất của liên xô là M.Goócbachốp
  • Tổng thống đầu tiên của Nga là Enxin
  • Kinh tế Nga bắt đầu phục hồi năm 1996
  • Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho Liên Xô ta rã là do đường lối chủ quan, duy ý chí
  • Thắng lợi cách mạng Trung Quốc là xóa bỏ tàn dư phong kiến chứ không phải xóa bỏ phong kiến
  • Mục tiêu của đường lối cải cách trung quốc là giàu mạnh, dân chủ, văn minh
  • Niến đổi quan trọng nhất của các nước Đông nam á sau CTTG T2 là các nước dành được độc lập
  • Nước đi đầu trong cách mạng xanh là Mỹ
  • Nước thành công nhất cách mạng xanh là Ấn Độ
  • Giành độc lập sớm nhất châu Phi là Ai Cập
  • Thời gian đánh dấu sự phát triển của cách mạng Mỹ Latinh là 1959-1980
  • Cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh sau CTTG T2 chủ yếu là vấn đề dân tộc
  • Các chiến lược của các đời tổng thống Mỹ

1. Truman - ngăn chặn
2. Aixennhao - trả đũa ồ ạt(lấp chỗ trống)
3. Kenodi - phản ứng linh hoạt
4. Nickxon - ngăn đe thực tế
5. Buso cha - vượt lên ngăn chặn
6. Bill cliton - cam kết mở rộng
7. Buso con - đánh đòn phủ đầu
8. Obama - xoay trục châu á

  • Các chiến lược chiến tranh

1. Chiến tranh đơn phương do Aixenhao
2. Chiến tranh đặc biệt do kennơdy + giônxơn
3. Chiến tranh cục bộ do giôn xơn
4. Việt nam hóa chiến tranh do nickxơn + ford

  • Nguyên nhân quan trọng nhất cho nền kinh tế Mỹ phát triển là khoa học kỹ thuật
  • Tây Âu quan trọng nhất là khoa học kỹ thuật
  • Nhật Bản quan trọng nhất là con người
  • Hiến pháp nhật quy định là nước quân chủ lập hiến nhưng thực chất là nước dân chủ đại nghị tư sản
  • Thời kỳ đánh dấu phi thực dân hóa 1950-1973 trên phạm vi thế giới
  • Hậu quả nặng nề nhất của chiến tranh lạnh là thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng
  • Đối lập giữa Liên Xô và các nước XHCN với phương Tây

1. Trên mặt kinh tế là giữa SEV và Macsan
2. Trên mặt quân sự là Nato và Vacsava

  • Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1989
  • 2 cực ianta tan rã năm 1991
  • Chiến tranh lạnh chấm dứt thì xu thế hòa bình được củng cố
  • Thách thức lớn nhất thế kỷ XXI là chủ nghĩa khủng bố
  • Cách mạng KHKT có 2 giai đoạn

1. Giai đoạn 1 từ những năm 40 của XX đến năm 1973 (khủng hoảng năng lượng)
2. Giai đoạn 2 từ 1973 đến nay

  • So với cuộc cách mạng ở thế kỷ 17-18 thì cuộc cách mạng ở thế kỷ 20 có sự kết hợp giữa khoa học và kỹ thuật và khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
  • Có 3 sự kiện tác động đến Việt Nam trước cuộc khai hóa lần 2 của thực dân Pháp

1. Cách mạng tháng 10 Nga thành công
2. Là CTTG T1 bùng nổ và kết thúc gây thiệt hại lớn cho các nước
3. Là nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng sau cuộc chiến

  • Pháp chú trọng đầu tư vào kinh tế Việt Nam 2 lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mỏ đặc biệt là mỏ than
  • Pháp chú trọng than vì đây là nguyên liệu có giá trị cao thế giới tiêu thụ mạnh
  • Giao thông vận tải được Pháp chú trọng với 2 mục đích

1. Giúp khai hóa tốt việt nam
2. Mục đích quân sự

  • Người đề ra cuộc khai thác lần 2 này là anbe- xarô
  • Xã hội Việt Nam có 5 giai cấp
  • Giai cấp mới ra sau khai thác lần 2 là tư sản
  • Giai cấp đông đảo hăng hái tham gia cách mạng là nông dân
  • Giai cấp bị Pháp bạc đãi kinh rẻ là giai cấp tiểu tư sản
  • Có 2 mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam

1. Toàn thể nhân dân với Pháp và phản động tay sai (mâu thuẫn chính)
2. Nông dân với địa chủ

  • Sự kiện nhóm tiếp ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta = sự kiện như con én nhỏ báo hiệu mùa xuân và đó là tiếng bom Phạm Hồng Thái
  • Trong các hoạt động của giai cấp tiểu tư sản thì hoạt động quan trọng nhất là ra các báo An Nam Trẻ, Chuông Rè...
  • Đảng đầu tiên của Việt Nam là đảng Lập Hiến
  • Sự kiện bước đầu phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác là phong trào Ba Son (8/1925)
  • Sự kiện phong trào công nhân chuyển hoàn toàn sang tự giác là đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930)
  • Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
  • Chuyển biến cách mạng của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng là đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
  • Chuyển biến về hành động của Nguyễn Ái Quốc là gia nhập Đảng Cộng sản Pháp
  • Tiền thân của hội Việt Nam cách mạng thanh niên là Tâm tâm xã
  • Sự kiện tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc trong năm 1925 là lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  • Cuối năm 1928 hội Việt Nam cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương vô sản hóa
  • Sự kiện đánh dấu giai cấp tư sản mất quyền lãnh đạo cách mạng là khởi nghĩa Yên Bái thất bại
  • Việt Nam Quốc dân đảng là 1 chính đảng của giai cấp tư sản chịu ảnh hưởng của tư tưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
  • Báo Búa liềm cơ quan ngôn luận của Đông dương cộng sản đảng
  • Báo Đỏ cơ quan ngôn luận của An nam cộng sản đảng
  • Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân hóa ra 2 đảng

1. Đông dương cộng sản đảng
2. An nam cộng sản đảng

  • Và chỉ có 2 đảng trên tham gia hội nghị thành lập đảng
  • Nội dung quan trọng nhất của hội nghị thành lập đảng là thông qua cương lĩnh chính trị của đảng
  • Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh là độc lập và tự do
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện lần đầu trong cương lĩnh 2/1930 đó là ông chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước và sự kiện đánh dấu tư tưởng Hồ Chí Minh bước đầu quay trở lại là hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng 5/1941 với sự kiện thành lập mặt trận Việt Minh
  • Nguyên nhân bùng nổ cao trào 30-31

1. Đảng ra đời và lãnh đạo phong trào( quan trọng nhất)
2. Pháp thi hành chính sách khủng bố trắng
3. kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) dẫn đến đời sống nhân dân khổ cực

  • Cao trào 1930-1931 là cao trào đấu tranh chính trị là chính có vũ trang tự vệ
  • Đỉnh cao của cao trào 1930-1931 là tháng 9 trở đi
  • Khác nhau cơ bản giữa cương lĩnh và luận cương là chủ trương tập hợp lực lượng và đây cùng là 1 hạn chế của luận cương vì không nhìn nhận vai trò của 1 số giai cấp như trung, tiểu địa chủ, tiểu tư sản..v..v. Về giống nhau là xác định đúng giai cấp lãnh đạo đó là công nhân.
  • Luận cương có 2 hạn chế

1. Không nhìn nhận vai trò, khả năng cách mạng của 1 số giai cấp như trung, tiểu địa chủ, tiểu tư sản..
2. Nặng về đấu tranh giai cấp mà đưa đấu tranh dân tộc ra sau

  • Đường lối chiến lược của các hội nghị vạch ra

1. Hội nghị thành lập đảng 10/1930 đánh pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng
2. Hội nghị 10/1930 chống phong kiến trước chống đế quốc sau
3. Hội nghị 7/1936 chống đế quốc trước chống phong kiến sau
4. Hội nghị 11/1939 chống đế quốc và tay sai
5. Hội nghị 5/1941 giải phóng dân tộc, chống Pháp-Nhật

  • Chiến lược = lâu dài
  • Sách lược = trước mắt
  • Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào 1930-1931 là cuộc tập dượt lần 1 cho cách mangl tháng 8
  • Có 3 cuộc tập dượt trong giai đoạn 1930-1945 để chuẩn bị cho cách mạng tháng 8

1. cao trào 1930-1931
2. cao trào 1936-1939
3. cao trào 1939-1945

  • Đại hội lần 1 đảng Cộng sản Đông Dương có ý nghĩa quan trọng là đảng đã phục hồi được hệ thống tổ chức sau cuộc khủng bố của Pháp nhằm trả thù cao trào 1930-1931 của ta
  • Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện ở khởi nghĩa Nam bộ
  • Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện ở Hà Nội là ngày 18/8 (CMT8)
  • Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào 1936-1939 là quần chúng được giác ngộ, đảng được tôi luyện
  • 1936 thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
  • 1938 mặt trận dân chủ Đông Dương
  • 1939 mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (gọi tắt mặt trận phản đế Đông Dương)
  • Nhiệm vụ đề ra ở hội nghị 7/1936

1. Chiến lược là chống đế quốc chống, phong kiến
2. Sách lược là đòi dân sinh, dân chủ

  • 1/5/1930 biểu tình lần đầu kỉ niệm ngày quốc tế lao động
  • 1/5/1938 mít tinh lần đầu kỉ niệm ngày quốc tế lao động
  • Phong trào Đông Dương đại hội diễn ra từ 1936-9/1936
  • Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 11/1939 là hội nghị chuyển hướng chỉ đạo so với hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 7/1936
  • Hội nghị quan trọng nhất đối với cách mạng tháng 8 là hội nghị 5/1941 có 3 điểm ở hội nghị này cần chú ý là

1. Xác định cách mạng nước ta phải khởi nghĩa từng phần sau đó tiến lên tổng khởi nghĩa
2. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo từ hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 11/1939
3. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương (đây là hội nghị đánh dấu sự trở lại của tư tưởng Hồ Chí Minh)

  • Nhiệm vụ cấp bách của đảng sau hội nghị 5/1941 là xây dựng lực lượng chính trị
  • Trong những năm 1939-1941 ta xây dựng căn cứ cách mạng từ miền núi (Bắc Sơn Võ Nhai, Cao Bằng) giai đoạn trong năm 1945 thì ta chọn Tân Trào là trung tâm cách mạng..các địa điểm trên đều ở miền núi...đến năm giữa năm 1945 ta khi có thời cơ mới đánh xuống thị xã Thái Nguyên rồi sau đó là Hà Nội
  • Căn cứ địa đầu tiên của ta là Bắc Sơn Võ Nhai
  • Căn cứ địa do Hồ Chí Minh chọn là Cao Bằng
  • Đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân là tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam đội này thì chú trọng tuyên truyền chính trị hơn vũ trang
  • Sau khi nhật đảo chính pháp thì khởi nghĩa từng phần bắt đầu
  • Cách mạng tháng tám là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (chú ý đây không phải là cách mạng vô sản)
  • Cương lĩnh và luận cương đã xác định cách mạng Việt Nam bước đầu là cách mạng tư sản dân quyền
  • Cách mạng tháng 8 thành công ngày 28/8
  • 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
  • Chấm dứt chế độ phong kiến là sự kiện vua Bảo Đại thoái vị ngày 30/8 chứ không phải là 2/9
  • Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành chính phủ lâm thời do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu
  • Tất nhiên trong toàn bộ lịch sử nguyên nhân thành công quan trọng nhất đều là do sự lãnh đạo của Đảng
  • Trong cách mạng tháng 8 nhân dân ta đấu tranh chính trị để giành chính quyền là chủ yếu
  • Kẻ thù nguy hiểm của nước ta sau cách mạng tháng 8 là Pháp
  • Khó khăn lớn nhất là nội phản + ngoại xâm
  • Sự kiện đánh dấu Pháp xâm lược Việt Nam là ngày 23/9 đánh úp trụ sở UBND Nam bộ
  • Bài học trong giai đoạn 2/9-19/12 là cứng rắn về nguyên tắc mềm dẻo về sách lược
  • Trong các điều khoản của hiệp định Sơ bộ

1. Quan trọng nhất là pháp công nhận vn là 1 quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội, tài chính riên nằm trong khối liên hiệp Pháp
2. Ý nghĩa nhất về mặt thực tế là 2 bên ngừng bắn ngay ở phía nam

  • Hiệp định sơ bộ là hiệp định không có giá trị về mặt phải lý và đây cũng không phải là hiệp định công nhận các quyền cơ bản của Việt Nam
  • Ngày 12/12 ban thường vụ ra chỉ thị toàn dân kháng chiến, Pháp gửi tối hậu thư ngày 18/12, suy ra ban thường vụ ra chỉ thị toàn dân khoáng chiến không phải là do Pháp gửi tối hậu thư
  • Ban thường vụ ra chỉ thị toàn dân kháng chiến, còn bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  • Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi là văn kiện khái quát nhất về đường lối chống pháp của cách mạng Việt Nam
  • Lực lượng quan trọng nhất trong cuộc chiến 60 ngày ở Hà Nội là trung đoàn thủ đô
  • Quan trọng nhất trong ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc đó là buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài
  • Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh là câu nói bác Hồ dành cho trung đoàn thủ đô
  • Nước đặt quan hệ ngoại giao đầu tiên với Việt Nam là Trung Quốc
  • Kế hoạch đầu tiên có Mỹ tham gia là Rơve
  • Điểm giống giữa 3 kế hoạch của Pháp giai đoạn 1949-1954 là tìm 1 chiến thắng quyết định để kết thúc chiến tranh
  • Chiến thuật sử dụng trong chiến dịch biên giới (1950) là đánh điểm diệt viện
  • Trận đánh quan trọng nhất trong biên giới là Đông Khê
  • Trong tất cả các chiến dịch thì chỉ có chiến dịch biên giới là chiến dịch có bác Hồ trực tiếp ra trận chỉ đạo
  • Chiến dịch biên giới làm kế hoạch Rơve bị phá sản và đưa kháng chiến sang giai đoạn mới, quan trọng nhất của ý nghĩa chiến dịch biên giới là dành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ
  • Trong kế hoạch Rơve có hành lang đông tây
  • Trong kế hoạch Đờ Lát đơTátxinhi có vành đai trắng
  • Tư tưởng xuyên suốt trong cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với XHCN
  • Đại hội đại biểu lần 2 (2/1951) là sự kiện quyết định cho cuộc kháng chiến chống Pháp
  • Nava sang Việt Nam ngày 7/5/1954 đúng một năm sau là giỗ ông ( ý là sự thất bại hoàn toàn của kế hoạch bằng chiến thắng điện biên phủ 7/5/1954)
  • Hiệp định giơnevơ ký ngày 21/7 hiệp định Pari ???..đơn giản lộn lại là 27/1
  • Bác hồ ra lời kêu gọi 19/12 đúng một năm sau thắng Việt Bắc (19/12/47)
  • Tại sao Nava được cử làm tổng chỉ huy quân đội? vì có sự đồng ý của mỹ
  • Kế hoạch nava mệnh danh là nắm đấm thép, bàn tay có 5 ngón, vì vậy Đảng đã buộc nava phải phân tán thành năm nơi
  • 5 nơi mà Nava phân tán (theo thứ tự thời gian)

1. Đồng bằng Bắc bộ
2. Điện Biên Phủ
3. Xêno
4. Luông pha bang và Mường Sài
5. Play cu

  • Thắng lợi của đông xuân 53-54 làm phá sản bước đầu kế hoạch nava
  • Phép tính tự chế như thế này "thắng 53-54 + thắng Điện Biên Phủ = thất bại hoàn toàn Nava"
  • Về hội nghị giơnevơ đây là hội nghị đầu tiên các nước công nhận quyền cơ bản cho Việt Nam
  • Lưu ý giơnevơ quy định cắt vĩ tuyến 17 là ranh giới quân sự chứ không phải ranh giới lãnh thổ
  • Giai đoạn 1953-1957 là giai đoạn hoàn thành cách mạng ruộng đất và chính giai đoạn này cũng chính là khẩu hiệu người cày có ruộng thành hiện thực
  • 1954-1959 ta chủ yếu đấu tranh chính trị, hòa bình
  • Đồng Khởi từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
  • Chính quyền cách mạng miền nam thành lập dưới hình thức ủy ban nhân dân tự quản.
  • Đại hội lần 2 của đảng (2/1951) là sự kiện có tính chất quan trọng trong cuộc khánh chiến chống Pháp
  • "thay đổi màu da trên xác chết" là nói đến chiến lược chiến tranh Việt Nam hóa
  • Sự khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa là

1. Chiến tranh đặc biệt sử dụng lực lượng cố vấn của Mỹ
2. Chiến tranh Việt Nam hóa sử dụng quân đội Mỹ

Đánh giá bài viết
4 6.115
Sắp xếp theo

Môn Lịch Sử khối C

Xem thêm