Penalty là gì?

Trong bóng đá bạn thường nghe thấy cụm từ đá penalty, phạt penalty hay đá phạt 11 mét. Vậy thực chất penalty là gì và các tình huống nào sẽ được đá penalty. Trong bài viết sau đây VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn thêm một số thông tin về penalty để các bạn cùng tìm hiểu.

Penalty là gì

Penalty còn được biết đến là hình thức đá phạt ở khoảng cách 11m, gồm 1 cầu thủ (người sút phạt đền) và 1 thủ môn đội đối đối diện. Đây là hình thức đá phạt phổ biến trong các trận đấu bóng đá trên khắp thế giới hiện nay.

Penalty la gi

Tình huống để trọng tài chính đưa ra quyết định thường sẽ xuất phát từ những trường hợp hành vi cố ý chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn), ngoài ra cũng có một vài tình huống khác có thể dẫn đến quyết định đá phạt đền như:

  • Cố ý gây thương tích cho cầu thủ đội đối phương (ví dụ như đánh, đá vào người cầu thủ,…);
  • Cố ý miệt thị hoặc có phản ứng thái quá với cầu thủ đối phương hoặc với những quyết định của trọng tài;
  • Cầu thủ của đội mình ngã trong vùng cấm của đội đối phương.

Điểm chung của những lỗi trên đều nằm trong vùng 16m50, đồng thời tùy vào từng tình huống cũng như mức độ phạm lỗi mà trọng tài sẽ rút thẻ phạt trực tiếp (thẻ vàng nếu lỗi nhẹ và thẻ đổi nếu lỗi nặng).

Cách thức thực hiện đá penalty theo quy định của Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Tế tại mọi quốc gia trên thế giới như sau:

Quả bóng được đặt tại điểm cách khung thành 11m, điểm này cách đều 2 cột dọc. Tất cả cầu thủ (trừ thủ môn và cầu thủ đá phạt của đội đối diện) phải đứng cách chấm phạt đền tối thiểu 9,15m.

Thủ môn phải đứng ngay trên vạch vôi và chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang. Cầu thủ đá phạt có thể là bất kì cầu thủ nào của đội đối phương, không nhất thiết phải là cầu thủ bị phạm lỗi. Penalty được thực hiện sau khi có tiếng còi của trọng tài chính, nếu bóng lăn qua vạch vôi khung thành là được tính thành bàn thắng.

Đá luân lưu là gì?

Đá luân lưu (hay còn gọi là loạt sút 11m, loạt sút phạt đền,…) là loạt sút giúp phân định thắng thua sau khi hết thời gian đá chính thức và hiệp phụ nhưng không thể phân định thắng thua. Mỗi đội có 5 lượt đá, sau đó đội nào có nhiều quả sút thành công hơn đội đó là đội chiến thắng.

Thủ tục tiến hành loạt sút luân lưu: sau 90 phút thi đấu chính thức và 30 phút thi đấu hiệp phụ (nếu có) mà 2 đội vẫn có kết quả hòa thì sẽ bước vào sút luân lưu. Đội trưởng mỗi đội sẽ đưa cho trọng tài danh sách những cầu thủ và thứ tự để sút luân lưu là những cầu thủ có mặt trên sân thi đấu trong thời gian đá. Đối với thủ môn của 2 đội không thay đổi, nếu thủ môn bị chấn thương thì phải thay bằng thủ môn dự bị hoặc một cầu thủ khác của đội.

Cách thức thực hiện đá luân lưu đối với mọi trận đấu bóng đá trên khắp thế giới được áp dụng như sau:

Mỗi đội có 5 lượt đá luân lưu, mỗi lượt đá giống như đá penalty, cú sút gọi là thành công chỉ khi bóng đi qua vạch vôi nếu không thì không tính điểm của lần sút đó. Sau 5 lượt sút, đội nào có điểm cao hơn đội đó chiến thắng, nhưng nếu sau 5 lượt chưa phân thắng bại thì vẫn tiếp tục những loạt sút tiếp theo. Trận đấu chỉ dừng lại khi có 1 cầu thủ sút hỏng.

Luật penalty mới nhất

Ngoài việc sử dụng penalty ở trong trận đấu kéo dài 90 phút thì nếu như hết trận đấu không phân định được thắng thua, qua hiệp phụ vẫn thế thì sẽ bước vào loạt súng luân lưu trên chấm 11m. Thường thì cách áp dụng luật đá penalty sẽ được áp dụng trong những trận đấu loại trực tiếp.

Trên thực tế thì những quả đá phạt penalty sẽ được chuyển hóa ngay thành bàn thắng mặc dù thủ môn được mệnh danh là tay bắt dính bóng đi chăng nữa. Xác suất bắt được và đá không chính xác là rất thấp (không phải không có). Cũng chính điều này đã mang đến những cú sút penalty thực sự rất căng não, tâm lý ảnh hưởng rất lớn vì nó mang tính chất quyết định.

Tình huống được đá penalty

Khi cầu thủ đội phòng ngự phạm lỗi với đội đối phương tấn công và để chạm tay ở trong vòng cấm thì lúc này trọng tài sẽ tiến hành thổi phạt. Lưu ý là vị trí của lỗi xảy ra chứ không phải là vị trí mà quả bóng dừng lại.

Hơn nữa, 2 trường hợp khác cũng có thể xảy ra tình huống phạt đền mà trọng tài có thể thổi còi: lỗi thực hiện ngoài vòng cấm nhưng trọng tài đưa ra nhận định sai hoặc trong vòng cấm nhưng cầu thủ của đội tấn công đã che mắt được trọng tài là có lỗi xảy ra (mặc dù thực tế là không có). Đó chỉ là trước đây nhưng hiện nay từ khi công nghệ Var được áp dụng thì luật penalty sẽ không còn có sai lầm của trọng tài nữa.

Tuy nhiên, một số trường hợp hi hữu thì trọng tài vẫn có quyền từ chối sử dụng công nghệ Var, khẳng định quyết định của bản thân nên quyết định của trọng tài vẫn sẽ được chấp nhận. Để có quả phạt đền, trọng tài sẽ thổi còi và chỉ tay trên chấm phạt đền để đặt quả bóng vào rồi thực hiện cú sút.

Cách thực hiện đá penalty

Quả phạt đền phải được thực hiện từ dấu chấm phạt đền cách khung thành 11m. Cầu thủ thực hiện có thể là mọi cầu thủ trong đội bóng được hưởng quả phạt chứ không chỉ riêng cầu thủ bị phạm lỗi và phải được trọng tài xác nhận.

Tất cả các cầu thủ ngoại trừ thủ môn của đội phòng ngự và cầu thủ đá phạt, phải đứng ngoài vòng cấm địa, sau dấu chấm phạt đền và cách dấu chấm phạt đền tối thiểu 9m15 cho tới khi trái bóng được đá. Thủ môn phải giữ vị trí giữa 2 cọc khung thành trên vạch vôi và quay mặt vào trái bóng cho tới khi trái bóng được đá và chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang. Nếu thủ môn di chuyển về phía trước trước khi bóng được đá, cú đá sẽ được thực hiện lại nếu bàn thắng chưa được ghi.

Một quả phạt đền sẽ được thực hiện sau tiếng còi của trọng tài và được tính thành bàn thắng khi quả bóng lăn qua vạch vôi trước khung thành.

Bóng nhập cuộc khi được đá và di chuyển, tại thời điểm này, các cầu thủ khác có thể nhập vòng cấm và tiếp tục chơi như bình thường. Hầu hết trường hợp bàn thắng đã được ghi, bóng đã đi hết đường biên ngang hoặc thủ môn đã khống chế được bóng. Đôi khi, bóng được thủ môn đẩy ra hoặc bật xà ngang, cột dọc; nếu điều này xảy ra, bàn thắng tiếp theo nếu có sẽ không được tính là đá phạt đền, mặc dù có thể được ghi từ quả bóng bị bật ra.

Đá phạt đền là một hình thức đá phạt tự do trực tiếp, nghĩa là bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ cú đá phạt. Nếu bàn thắng không được ghi, trận đấu sẽ tiếp tục như bình thường. Cũng như các cú đá tự do khác, người đá phạt không được chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm 1 cầu thủ khác ngay cả khi bóng nảy ra từ cọc hoặc xà. Tuy nhiên, đá phạt đền khác đá tự do ở chỗ nếu có các nhân tố bên ngoài tác động, cú đá sẽ được thực hiện lại thay vì như bình thường là trọng tài tung bóng.

Những trường hợp vi phạm luật đá penalty

Sở dĩ khi đội nào đó được hưởng quả phạt đền thì hầu như 99% đều sút tung lưới đối phương và có lợi thế hơn hẳn. Những tình huống sau được xem là vi phạm luật đá penalty:

Đội phòng ngự có lỗi, trước khi quả đá được ghi thì bàn thắng được công nhận, nếu không thì đá lại.

Đội thực hiện đá phạt đền có lỗi, nếu bàn thắng đã được ghi, đá lại, nếu không thì đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp tại nơi đã xảy ra phạm lỗi

Nếu như cả 2 cùng có lỗi thì sẽ tiến hành đá lại

Nếu như cầu thủ nào được phép thực hiện quả đá phạt đền (kể cả khi bóng nảy ra từ xà/cọc và không chạm vào thủ môn) sẽ bị phạt gián tiếp tại nơi có lỗi

Với những cầu thủ vi phạm luật penalty thì sẽ bị trọng tài thổi phạt thẻ vàng nếu như cố tình xâm nhập vào vòng cấm địa nhiều lần. Đó là về mặt lý thuyết còn trên thực tế thì hầu hết các lỗi vi phạm đá phạt đền sẽ không bị phạt thẻ

Lưu ý một điều nhỏ rằng: Hầu như tất cả các lỗi trước khi đá phạt đều được xử lý như trên.

Ví dụ, nếu như đội phòng ngự cố tình cản trở di chuyển của đối phương (kể cả ra xa hay về gần phía khung thành) trước khi quả đá penalty được thực hiện.Nếu như bàn thắng không được ghi thì trọng tài sẽ có quyền cho phép đá lại. Những lỗi khác do bất kỳ đội nào vi phạm cũng sẽ được xử lý theo những điều như đã nêu ở trên

Trên đây là toàn bộ thông tin để trả lời cho câu hỏi Penalty là gì? Luật penalty mới nhất. Hy vọng, đây là sẽ nguồn tin bổ ích cho bạn để nắm rõ hơn khi thưởng thức bóng đá để theo dõi theo cách tuyệt vời nhất.

Đánh giá bài viết
1 1.590
Sắp xếp theo

Thể thao

Xem thêm