Phân dạng bài tập về Peptit

Các bài tập về peptit là loại toán lạ và khó, thế nhưng trong một vài năm gần đây dạng toán này thường xuất hiện trong các kỳ thi ĐH, CĐ gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho học sinh. Cùng tìm hiểu các dạng bài tập và phương pháp giải về peptit qua tài liệu "Phân dạng bài tập về Peptit" được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân dạng bài tập về Peptit để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các nội dung lý thuyết cần nắm, các dạng bài tập về thủy ngân peptit, bài tập có đáp án kèm theo... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

I. Lý thuyết cần nắm

  • Peptit là những hợp chất chứa từ (2 đến 50) gốc α-amino axit liên kết với nhau qua liên kết peptit.
  • Một peptit (mạch hở) chứa n gốc α-amino axit thì chứa (n - 1) liên kết peptit
  • Cách tính phân tử khối của peptit.

Thông thường người làm sẽ chọn cách là viết CTCT của peptit rồi sau đó đi cộng toàn bộ nguyên tử khối của các nguyên tố để có phân tử khối của peptit. Tuy nhiên, cách làm này tỏ ra chưa khoa học. Ta hãy chú ý rằng, cứ hình thành 1 liên kết peptit thì giữa 2 phân tử amino axit sẽ tách bỏ 1 phân tử H2O.

Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit thì phân tử khối của X được tính nhanh là:

MX = Tổng PTK của n gốc α-amino axit – 18.(n – 1)

Ví dụ: Tính phân tử khối của các peptit mạch hở sau:

a. Gly-Gly-Gly-Gly b. Ala-Ala-Ala-Ala-Ala

c. Gly-Ala-Ala c. Ala-Val-Gly-Gly

Giải:

a. MGly-Gly-Gly-Gly = 4x75 – 3x18 = 246 (đvC)

b. MAla-Ala-Ala-Ala-Ala = 5x89 – 4x18 = 373 (đvC)

c. MGly-Ala-Ala = (75 + 2x89) – 2x18 = 217 (đvC)

d. MAla-Val-Gly-Gly = (89 + 117 + 75x2) – 3x18 = 302 (đvC)

II. Các dạng bài tập về thủy phân peptit

1. Các câu hỏi lý thuyết cần chú ý

Câu 1: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Giải:

(1)↓ ↓(2)

Gly-Ala-Gly-Ala-Gly

Khi lần lượt phân cắt các liên kết peptit ở các vị trí trên thu được 2 đipeptit khác nhau (Gly Ala và Ala-Gly). Chọn đáp án B.

Câu 2: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Giải:

(1)↓ ↓(2)

Gly-Val-Gly-Val-Ala

Thực hiện phân căt các liên kết peptit ở hai vị trí (1) hoặc (2) trên thu được các tripeptit: Gly-Val-Gly và Gly-Val-Ala.

↓ ↓
Gly-Val-Gly-Val-Ala

Thực hiện phân cắt đồng thời hai liên kết peptit trên thu được thêm một tripeptit là: Val-Gly-Val

Vậy tối đa có thể thu được 3 tripeptit. Chọn đáp án C.

Loại câu hỏi này chú ý xem xét các peptit thu được có trùng nhau hay không.

Câu 3 (ĐH 2010-Khối B): Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Giải:

1 mol X → 1 mol Ala + 1 mol Val + 1 mol Phe + 2 mol Gly

Vậy X chứa 5 gốc amino axit (trong đó 1 gốc Ala, 1 gốc Val, 1 gốc Phe và 2 gốc Gly)

Ghép mạch peptit như sau:

Phân dạng bài tập về Peptit

Vậy chọn C.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol Lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Xác định cấu tạo của X?

(Đáp án: Gly-Lys-Val-Ala-Glu)

2. Bài tập về thủy phân không hoàn toàn peptit: "Phương pháp bảo toàn số mol gốc aa"

Câu 5 (ĐH 2011-Khối A): Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 90,6. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44.

Giải:

Lần lượt tính số mol các sản phẩm:

nAla = 28,48/89 = 0,32 mol; nAla-Ala = 32/160 = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol

Chú ý: Số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau.

Gọi số mol Ala-Ala-Ala-Ala là a (mol). Trước phản ứng: ngốc (Ala) = 4.a

Sau phản ứng: ngốc (Ala) = 1. nAla + 2. nAla-Ala + 3. nAla-Ala-Ala

Ta có: 4a = 1. 0,32 + 2. 0,2 + 3. 0,12 → a = 0,27 mol

Vậy m = 302. 0,27 = 81,54 gam. Chọn đáp án C.

Chú ý: Với bài toán loại này có thể cho giá trị m sau đó yêu cầu tìm khối lượng sản phẩm.

Câu 6: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

A. 40,0

B. 59,2

C. 24,0

D. 48,0

Giải:

nAla = 42,72/89 = 0,48 mol; nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol

n Ala-Ala-Ala-Ala = 101,17/302 = 0,335 mol; n Ala-Ala = a mol

Ta có số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau nên:

4.0,335 = 1. 0,48 + 2.a + 3. 0,12 → a = 0,25 mol

m = 160. 0,25 = 40 gam. Chọn đáp án A.

Mời các bạn tải về để xem file đầy đủ.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Phân dạng bài tập về Peptit, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé.

Đánh giá bài viết
1 15.064
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm