Phân tích hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Từ xưa đến nay hình ảnh người phụ nữ đã được xem là cảm hứng bất tận cho các tác phẩm thơ ca nhạc họa. Chủ đề người phụ nữ đã làm tốn không ít giấy mực của các nhà văn nghệ sĩ. Nhiều người đã khắc họa rất thành công hình tượng người phụ nữ trong số đó phải kể đến nhà văn Tô Hoài. Ông đã xây dựng rất thành công hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc thông qua nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Truyện ngắn “Vợ Chồng A phủ” được trích trong tập Truyện ngắn Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm đã khắc họa xuất sắc hình tượng nhân vật Mị tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc chịu thương chịu khó bao đời nay.

phụ nữ tây bắcNgay từ đầu tác phẩm ta đã thấy hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc được hiện lên rất rõ nét thông qua các chi tiết miêu tả nhân vật Mị. “Ai ở xa về có việc vào nhà thống Lý Pá Tra thường trông thấy một cô gái quay sợi gai bên tầng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi…” Mị cũng như bao nhiêu người phụ nữ vùng cao chịu thương chịu khó lúc nào cũng luôn chân luôn tay với các công việc hàng ngày trong nhà. Và thậm chí Mị còn khổ hơn khi nét mặt lúc nào cũng buồn rười rượi. Dù làm dâu nhà giàu mà cũng chưa bao giờ được nghỉ ngơi suốt ngày làm như thân trâu ngựa.

Bi kịch cuộc đời của Mị được bắt đầu do một hủ tục lâu đời của vùng Tây Bắc truyền lại. Đó là tục cướp vợ của người H’Mông. Trước khi lấy chồng Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời và có tài thổi sáo rất hay. Tiếng sáo của cô có sức lôi cuốn biết bao nhiêu chàng trai. Những tưởng với ngần đấy cảm xúc Mị sẽ xứng đáng được hạnh phúc. Nhưng tất cả đã kết thúc do hủ tục gây ra. Mị bị A Sử con trai nhà Thống Lý Pá Tra cướp về làm vợ. Bi kịch của Mị cũng chính là bi kịch của những người phụ nữ H’Mông nói chung không được tự quyết định hạnh phúc của mình. Họ được xem như một món hàng để người ta cướp về làm vợ. Chính cái hủ tục đó đã cướp đi niềm hạnh phúc của những người phụ nữ nơi đây.

Bị đày đọa trong địa ngục nhà Thống Lý từ một cô gái tài sắc vẹn toàn Mị trở nên lầm lũi và tê liệt hết sức sống. Mị ngày càng ít nói, mất hết cảm giác về thời gian không gian không còn phân biệt được “đâu là sương hay là nắng”. Cuộc đời của Mị cứ tăm tối như chính căn phòng của Mị. Trong những năm tháng làm dâu Mị sống lầm lũi như một con rùa sau cánh cửa.

Tình cảnh của Mị khi làm dâu trong nhà Thống Lý cũng khắc họa được một phần cuộc sống của người phụ nữ Tây Bắc. Họ lấy chồng là phải theo chồng sống chết phục vụ cho gia đình nhà chồng. Họ cam chịu cuộc sống khổ sở. Đến mức Mị cũng phải thốt lên “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. Tức là Mị đã không còn có sức phải kháng cứ lầm lũi chịu đựng chấp nhận số phận.

“Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuổi con ngựa của chồng.”. Ta thấy một phần của hủ tục và nếp suy nghĩ cũ đã đè nặng lên thân phận người phụ nữ Việt Nam không kể ở vùng miền nào. Ở đâu ta cũng thấy tư tưởng “xuất giá tòng phu” và phụ nữ là phải chăm lo hết lòng hy sinh cho chồng cho con cho gia đình chồng. Chính quan niệm này đã tạo thành chiếc “dây trói” siết chặt cuộc đời của những người phụ nữ vùng cao khốn khổ.

Nếu như lúc đầu ta thấy Mị mất hết sự chống cự với cuộc đời. Cô có tư tưởng bỏ mặc mọi chuyện sống lầm lũi như một con rùa trong xó cửa. Thì trong cái đêm tình nghe tiếng sáo gọi mời đã khơi gợi cho Mị niềm đam mê được sống được tự do. Cô đã ngồi dậy sửa soạn quần áo để đi chơi hội. Thế nhưng sau đó cô bị A Sử bắt trói vào góc nhà trong lúc bị trói đó Mị không còn cảm nhận được cái đau nữa mà cô chỉ có một khát khao được tự do đã xóa tan đi nỗi đau thể xác. Và khi nhìn thấy hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ mới chính là lúc Mị được thức tỉnh. Mị mới hiểu rằng phải đi thôi sống ở đây thì chết. Trong cái đêm đó Mị đã cắt dây trói cho A Phủ và cũng là giải thoát cho chính mình. Hình ảnh hai con người khốn khổ dìu nhau chạy giữa trời đêm tối như mực đã kết thúc truyện ngắn nhưng lại mở ra niềm hy vọng về một cuộc sống mới tự do và hạnh phúc.

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc thông qua nhân vật Mị. Ở Mị ta thấy hội tụ đầy đủ các phẩm chất của người phụ nữ vùng cao chịu thương, chịu khó chăm lo cho gia đình. Và có phần cam chịu nhẫn lại trước những hủ tục truyền thống đã trói buộc cuộc đời. Tuy nhiên, sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã giúp cô có sức mạnh đứng dậy gạt bỏ mọi xiềng xích giải thoát cho cuộc đời mình và cuộc đời A Phủ.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
1 1.633
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 12

Xem thêm