Phân tích Khóc Dương Khuê để cho thấy đây là khoảnh khắc tình bạn quân tử của Nguyễn Khuyến

Phân tích Khóc Dương Khuê để cho thấy đây là khoảnh khắc tình bạn quân tử của Nguyễn Khuyến là tài liệu văn mẫu lớp 11 hay, sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn và thầy cô tham khảo soạn bài Khóc Dương Khuê dưới đây.

Bài thơ Khóc Dương Khuê là khoảnh khắc tình bạn quân tử của Nguyễn Khuyến

Khóc Dương Khuê là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp, thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình.

Tình bạn được xếp hạng thứ năm trên thang giá trị "Ngũ luân". Không tình bạn nhân loại khó phát triển bình thường được. Tình bạn quân tử tập hợp chứ không hề hùa. Không đòi hỏi kết chặt như tình vợ chồng, bạn đời mà chấp nhận sự đứt nối, vơi đầy qua năm tháng. Tính bất nhất ấy thường dễ gây tan vỡ nhưng cũng có khi làm tình bạn đậm đà thêm ra. Quy luật tâm lí ấy cũng tương đương quy luật vật lí: Chỗ nối lại thường bền chắc hơn chỗ chỗ chưa đứt, số đo giữa vơi với đầy luôn lớn hơn giữa đầy với... chưa vơi! Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến ra đời trong trường hợp như thế, và do đó đạt độ đậm đà tha thiết hiếm có. Mối kết giao giữa hai người từng bị sờn đi, vơi đi một thời gian dài, nếu Nguyễn Khuyến không giữ đạo “thẳng thắn và tha thứ” của người quân tử, hẳn tình bạn giữa hai người khó lòng hàn gắn và Khóc Dương Khuê khó phô hết chân tình.

Họ là bạn đồng niên (cùng đỗ khoa thi Hương 1864). Với người quân tử, bạn đồng niên là “chuẩn” nhất, bởi phương châm của họ là “không kết bạn kẽ không bằng mình, thậm chí còn cầu toàn một chiều đến vô nghiệm, kết bạn phải hơn mình, như mình thì không bằng không kết. Nói tắt một lời thì trong kết bạn, quân tử nặng lí trí hơn tình cảm, nhưng chính nhờ vậy mà vẫn “hòa hợp dù không đồng lòng". Tình trạng ấy thực đã xảy ra giữa giao tình Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

Khi kinh thành thất thủ (1883), Nguyễn Khuyến nhất quyết lui về ẩn dật cho đúng đạo “lúc đạt thì làm tốt cho cả thiên hạ, lúc cùng thì làm tốt cho riêng mình". Trái lại, Dương Khuê giữ đạo quân tử theo cách khác: "quân tử làm quan là làm điều nghĩa”, mà thời điểm ấy mới cần đến điều nghĩa biết bao! Vả chăng Á thánh đã dạy "Lúc thường giữ cho đúng lề lối, lúc biến linh động theo tình hình". Thế nên Dương không lui về như Nguyễn mà nấn ná thêm sáu đời vua đầy rối ren, không cơn biến nào sánh kịp. Rồi khi Nguyễn phải “dằn tâm” làm “Ông phỗng đá” để “giữ thân” trong lớp vô gia sư bất đắc dĩ ở dinh Kinh lược Bắc Kì thì Dương đường đường là quan Tham Tá của Nha Kinh lược ấy (ông Tham tá nọ hẳn kha mẫn cán nên sau đó mới thăng Tổng đốc Nam Định - Nam Bình rồi về hưu với hàm Binh bộ Thượng thư).

Ai cũng biết rằng đối với phe hợp tác (Lê Hoan, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hữu Độ v.v...) Nguyễn Khuyến thường có lời lẽ ác cảm (cả khi họ đã qua đời). Tuy nhiên thánh nhân cũng dạy; “Nước quá trong không cá – xét nét quá không bạn” vì thế Nguyễn Khuyến đã châm chước cho Dương Khuê những khoảnh khắc tình bạn quân tử mà một trong những khoảnh khắc ấy đạt đến cao trào là 38 câu Khóc Dương Khuê.

Nỗi đau mất mát của ông bật lên thống thiết.

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (câu 1-2)

Tiếng kêu thảng thốt ấy thật là đầy ắp chân tình. Ông đã quên mình để xót xa tột cùng cho số phận bạn. Người đọc không thể không nhận ra nỗi niềm ấy. Thế nhưng ở bài chữ Hán (bộ phận thơ văn chủ yếu mỗi nhà nho) thì câu đầu là “Dĩ hĩ Dương đại niên” (Thôi rồi bác Dương ơi). Hai chữ “Dĩ hĩ” ở đầu câu ngụ ý tiếc vì “mất người tri kỉ“ hơn tiếc vì ‘‘người tri kỉ mất”. Nếu không trả lại bản gốc chữ Hán, ta dễ nhầm rất nhiều “ý ngầm” của ông Tam Nguyên ngay trong bản Nôm.

Tiếp theo là 12 câu nhắc những kỉ niệm chung của hai người:

Nhớ tử thuở... điển phần trước sau (câu 3-14)

Hai mươi năm (1864-1883) giao du tương đắc ấy lại bao kỉ niệm êm đềm! Chính những năm tháng đậm đà tình nghĩa ấy cộng với độ lượng quân tử nơi Nguyễn Khuyến mới đủ sức hàn gắn những sứt mẻ hiển nhiên khi mà Dương không đồng chí hướng với Nguyễn để giữ cái "Đạo chưa cùng” như hàng trăm nho sĩ khác, kẻ lui về ẩn dật, kẻ bỏ đi kháng chiến. Sự không bằng lòng của Nguyễn “bọc nhung" trong bốn câu:

Buổi dương cửu... thì thôi mới là (câu 15-18).

Lời thơ nghe tưởng như kể lể thật tâm đắc tình họ “tuy hai mà một”, ai ngờ lại là lời chỉ trích không khoan nhượng, bấm đúng vào “yếu huyệt” của kẻ sĩ; đạo xuất xử của người quân tử. Lời trách nhẹ nhàng như có mà như không, tất cả chỉ găm chặt vào hai tiếng mới là! Nếu không rõ hành trạng của mỗi người, ta rất dễ “mắc lỡm” lối nói lấp lửng ấy; tuy cùng gặp buổi mạt vận của đạo Thánh (dương cửu) nhưng Nguyễn nhận ra để “biết thôi” còn Dương thì... chưa chịu biết! Nguyễn có bổn phận vạch ra điều ấy vì “trách cho tốt ra là cái đạo bạn bè. Tâm lí người đời thì “nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng với người quân tử đấy mới là lúc người ta “tính sổ” nhau thật thẳng thắn vồ “tăm tiếng” lẫn về “tai tiếng” đế còn răn đời; Bởi vì "đậy áo quan công luận mới xác định” (có lẽ vì thế mà tập quán Á Đông trọng ngày chết trơn trọng ngày sinh như Âu Tây chăng?)

Lời thơ giải thích cho việc ngại đi lại là vì tuổi tác:

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác

Trước ba năm gặp bác một lần (câu 19-20)

Trước ba năm, ấy là lúc Nguyễn 65, Dương 61. Liệu có đúng là cả hai đã “già”, đã “nhác đi lại” không? Đừng quên rằng với hàm trí sĩ một Tham tri như Nguyễn, một Thượng thư như Dương, khái niệm “để lại” của họ chỉ giới hạn trong việc bước xuống thuyền hay ngồi lên cáng, vây quanh tiểu đồng, là học trò, là giai nhân, là... một trọng khoa bảng, danh vọng. Tôi nghĩ rằng hai tiếng mới ở câu 18 thực sự “chịu trách nhiệm” việc nhác “đi lại” của họ chứ không phải hai tiếng tuổi già ở câu 19, bằng cớ là ở bản chữ Hán, tuổi già hoàn toàn... ngoại phạm: "Vãng lai bất xác đác”. (Qua lại không... thật đặng). Cách đặt câu đến lạ! Nếu dùng trong bài thi, chắc gì ông đỗ Tam Nguyên nhưng trong Khóc Dương Khuê thì đừng thế nghe mới xứng Tam Nguyên!

Có lẽ họ “nhắc đi lại” vì còn lí do khách quan nữa: Cả hai đều ngại gảy ghi ngờ cho dư luận lẫn thực dân, trừ lẩn gặp nhau hồi ba năm trước rất có khả năng là chuyện bất khả kháng: Đám tang vợ Nguyễn Khuyến. Và như vậy, câu “Trước ba năm gặp bác một lần” độ nhấn tất phải năm vào chữ một, đó là trường hợp "bất qui tắc” của “Qua lại không... thật đặng”.

Dù sao thì chuyện cũng thật buồn. Người bạn duy nhất còn lại 131, thật ra chỉ còn... phân nửa tình bằng hữu, chợt cũng qua đời nốt! Nguyễn Khuyến cảm thấy bơ vơ thật sự, bàng hoàng thật tình, ông như góa bụa thêm lần nữa, cái chết vốn gợi lòng trắc ẩn, mà “lòng trắc ẩn là đầu mối của đức nhân, đức nhân đem lại là nền tảng của Ngũ thường, người quân tử nào chẳng thấm nhuần điều đó. Thế nên những ray rứt của ông (câu 19-28) rất “cận nhân tình”. Mất Dương Khuê, liệu trên đời có còn ai hiểu Nguyễn Khuyến? Quản Trọng khóc Bảo Thúc, Khổng Minh khóc Chu Du cũng đều bởi lẽ ấy: “Quen biết đầy thiên hạ, hiếu lòng chẳng mấy người”. Việc Nguyễn Khuyến chẳng còn thiết gì rượu, thơ, giao (câu 29-34) là chuyện hoàn toàn dễ thông cảm. Bút mực Tam Nguyên nhân vậy mà có dịp cống hiến cho đời những vần thơ thấm tình bằng hữu.

Ở bốn câu kết, thái độ quân tử của Nguyễn Khuyến mới thật rạch ròi, sòng phẳng đến lạ lùng (theo góc nhìn của chúng ta).

Bác chẳng ở... hai hàng chứa chan (câu 35-38).

Ông ấy thế là chết thật rồi. Tôi chí nhớ (những kỉ niệm cũ) chứ không thương, không khóc. Y sờ sờ là thế nhưng ma lực của lời lẽ bản Nôm cứ lôi người đọc theo lòng tha thứ hơn là tỉnh táo nhận ra đạo thẳng thắn của tác giả. Cái tài ông Tam Nguyên thật đáng nể. Hãy thử phân tích một câu:

Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương

Chữ tuy vốn phủ nhận nhất thời cái ý đi kề sau nó (ví dụ: tuy giàu nhưng bủn xỉn, tuy nghèo mà xài sang...). Vậy là ông “nhác khóc”, có chung lí do với “nhắc đi lại”. Thẳng thắn đến thế thật quá đáng! Như suy lòng ta để phê phán lòng quân tử lại quá đáng hơn.

Vậy Khóc Dương Khuê đích thực là khoảnh khác tình bạn quân tử. Tình bạn ở họ vốn chuẩn mực, lí trí. Họ “nhanh nhạy trong công việc mà thận trọng trong lời cân nhắc giữa hai bản Hán và Nôm, ta thấy Khóc Dương Khuê là đem lòng tha thứ làm dịu đi dạo thẳng thắn quá căng ở nguyên tác. Ít ai chịu nhận ra ý đồ ấy vì người đời quen nghĩ rằng khóc là việc của tình cảm đơn thuần, quân tử, Tam nguyên gì cũng thế thôi, Nguyễn Khuyến vận dụng đúng đắn “đạo thẳng thắn và tha thứ“ của người quan tử vào cả hai bài nhưng điều thú vị là ông dành thẳng thắn cho nguyên tác, dành tha thứ cho bản Nôm. Rốt cuộc, quân tử vẫn đủ chất quân tử mà không làm chạnh lòng những “phi quân tử”. Không độc đáo được thế thì tài Tam nguyên còn kể làm gì!

Cũng nên biết thêm rằng trong nguyên tác, Nguyễn Khuyến xưng mình là dư chứ không xưng ngã. Xưng dư nghe lãnh đạm hơn, có thể phiếm xưng với cả người không quen biết (Kiểu Chu Hi mở đầu bài tựa Kinh Thi: “Hoặc hữu vấn ư dư viết”. Nếu ai đó hỏi Ta rằng...). Cũng trong nguyên tác, Nguyên gọi Dương vỏn vẹn hai lần bằng chữ Quân thích đáng, phải chăng (để nhắc quãng ngày thân thiết), còn bảy lần xưng hô tiếp theo (các câu 17, 23, 24, 25, 28, 35, 36) ông đều gọi bằng công là cách thường dùng ở ngôi thứ ba và chỉ dùng xưng hô trực tiếp khi cố tránh vẻ mặn mà. Trong bản Nôm, Nguyễn Khuyến dịch thành “bác” cho cả quân lẫn công, thế là ông “quân tử thêm phen nửa”, vẻ lạnh nhạt của ông đã che chắn khéo léo, cảnh “hòa nhi bất" càng ít bị nhận ra càng hay. Chính vì thế mà Khóc Dương Khuê càng thực thụ là khoảnh khắc tình bạn quân tử.

Cái kiểu “giận thì giận mà thương thì thương” ấy thật chẳng nhất quán, chăng đồng bộ chút nào, nhưng phải thế mới cân bằng giữa lí trí với tình cảm. Với chúng ta, điều ấy nghe rất chướng nhưng đạo quan tử thà đành phải thế. Chỗ đặc sắc của Khóc Dương Khuê là nó làm vừa lòng cả hai phía cảm thụ: phía thích nghĩ răng Nguyễn nẫu cả lòng vì thương bạn lẫn phía nhận ra rằng người thực sự chẳng thương bạn mà chỉ không kìm nổi xúc động vì “chút nghĩa”. Chính khả năng hai chiều ấy mới làm đậm dấu ấn Tam Nguyên. Cái lối người đọc vốn là thú sở trường của Nguyễn Khuyến (nhất là trong lĩnh vực câu đối). Cũng đừng quên rằng đâỵ là bài thơ tự sự riêng tư chứ không phải nét để chia buồn, để truy điệu theo kiểu thù tạc đời thường. Rất có thể tang gia họ Dương vào thời điểm ấy chưa mấy ai biết đến.

Cuối cùng, nếu có ai đó nghĩ rằng “bảo là khóc nhưng cuối cùng nhác khóc thì thà đừng khóc”. Nghĩ như thế là dựa lập trường “phi quân tử” để phủ nhận tính cách quân tử của Nguyễn Khuyến cũng như trong cuộc đời và đánh mất đi của cõi đời một kiệt tác về Tình Bạn vậy.

Các tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Phân tích Khóc Dương Khuê để cho thấy đây là khoảnh khắc tình bạn quân tử của Nguyễn Khuyến. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu soạn bài lớp 11 ngắn gọn, soạn văn lớp 11, Đề thi học kì 1 lớp 11, các tài liệu môn Ngữ văn 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 278
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm