Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích thiên nhiên và cảnh ngộ của Thúy Kiều trong 6 câu đầu bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Phân tích thiên nhiên và cảnh ngộ của Thúy Kiều trong 6 câu đầu bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích" gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Phân tích thiên nhiên và cảnh ngộ của Thúy Kiều trong 6 câu đầu bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Bài làm 1

Nguyễn Du là bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ.

Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tô cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều.

Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều. Qua đó, cho thấy Nguyễn Du đã thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

Bài làm 2

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ.

Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tô cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều.

Sáu câu đầu là bức tranh thiên nhiên tại lầu Ngưng Bích. Gợi tả hòan cảnh cô đơn của Kiều

Trước hết là hình ảnh bị giam lỏng: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”.

Khóa xuân là khóa kín tuổi xuân, ý nói là bị cấm cung. Hai chữ cấm cung cho thấy Kiều bị giam trong lầu Ngưng Bích như co gái bị cấm cung . Nàng trơ trọi giữa một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng, heo hút , không một bóng người :

“Vẻ non xa tấm trăng gần soi chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.

Câu thơ "Bốn bề bát ngát xa trông” như mở ra trước mắt Kiều một không gian rợn ngợp. Từ lầu cao nhìn ra là những dãy núi bát ngát điệp trùng xa mờ và mảnh trăng gần gũi như sắp chạm đầu. Trước mắt nàng là cảnh vật bốn bề xa trông bát ngát, bên thì từng đụn cát vàng nhấp nhô như sóng lượn , bên thì những đám bụi hồng trải khắp dặm xa.

Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng đó càng làm nổi bật hơn nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Kiều khiến nàng thêm bẻ bàng chua xót :

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya.

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Cụm từ “mây sớm đèn khuya” là từ thời gian khép kín. Khuya và sớm, đêm và ngày Kiều lẻ loi trơ trọi chỉ biết làm bạn với mây và đèn . Có thể nói đây là lúc nàng cô đơn tuyệt đối.

Trong xúc cảm, trước hết, nàng nhớ đến Kim Trọng. Nàng hình dung ra người yêu đang sầu tư ngóng đợi. Có lẽ hơn lúc nào hết, trong lúc này, Kiều thương Kim Trọng vô hạn. Trong tình thương ấy có một chút ân hận ,nàng cảm thấy như mình có lỗi với chàng. Để chàng phải ngày đêm trông ngóng, đau khổ, mòn mõi “rày trông mai chờ”, Kiều xót xa, ân hận như một kẻ phụ tình.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

Càng thương nhớ người yêu , càng tiếc nuối mối tình đầu không trọn vẹn, Kiều càng thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người của mình và càng hiểu tấm lòng sắt son của mình đối với Kim sẽ không bao giờ phai nhạt.

Đánh giá bài viết
2 4.127
Sắp xếp theo

    Lớp 9

    Xem thêm