Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng (Trích Quan Âm Thị Kính)

Văn mẫu lớp 7: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng (Trích Quan Âm Thị Kính) dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Xung đột trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng

Một tác phẩm văn học thành công là tác phẩm gây dấu ấn mạnh trong lòng đọc giả. Một tác phẩm kịch mang giá trị lớn là tác phẩm xây dựng thành công tính cách và đời sống nội tâm của từng nhân vật thông qua ngôn ngữ kịch. Xung đột kịch cũng là yếu tố rất quan trọng tạo nên tính kịch tính, đẩy kịch lên cao trào, tạo nên dấu mạnh. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong Quan Âm thị kính cũng đã rất thành công trong việc tạo dựng xung đột kịch.

Đó là xung đột xảy ra giữa Thị Kính với mẹ chồng. Thị Kính vốn là người có phẩm hạnh nết na, tính tình hiền thục, xứng đáng là vợ hiền dâu thảo. Trong đêm khuya thanh tĩnh, hai vợ chồng đang vui vầy hạnh phúc lứa đôi, một khung cảnh sinh hoạt đầy đầm ấm hiện ra của gia đình nhỏ. Thúc Sinh thiu thiu ngủ, Thị Kính thấy có chòm râu mọc ngược của chồng, bèn cầm dao toan cắt râu cho chồng.

"Thị Kính: (Ngồi quạt cho chồng)

- Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc

Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta

Bỗng làm sao râu một chiếc mọc ra

Dị hình lắm dưới cằm mọc ngược.

Khi chàng thức tôi cắt làm sao được

Chờ đương cơn giấc ngủ mơ màng

Khéo xa xa kẻo động mình chàng

Sẵn dao bén xén tầy một mực"

Thì lúc này chàng bất ngờ tỉnh giấc, kêu la:

"Thiện Sĩ: (Giật mình)

- Ơi cha, ơi mẹ, ơi xóm làng !

Đêm hôm khuya khoắt

Cớ làm sao có sự bất tường

Giời đất hỡi cùng là cha mẹ!"

Sùng bà thấy thế bèn đổ oan cho Thị Kính là lăng loàn, giết chồng, đưa ra những lời kết tội thiếu bằng chứng với những lời lẽ xúc phạm nặng nề. Lúc này Thiện Sĩ hoàn toàn im lặng,chẳng một lời giải thích hay bênh vực cho nàng. Những lời cáo buộc đó vô tình đã khoác lên người Thị Kính một bộ mặt xấu xa, tàn nhẫn, đối lập với bản chất lương thiện trong chính con người nàng.

"Bà Sùng:

- Ôi chao ôi! (Nói lệch) Gớm tiết, gớm tiết Cả gan, cả gan!

May con tao sực tỉnh giấc vàng

Đỉnh đình đinh nữa còn gì mà chả chết!

Dù mày có say hoa đắm nguyệt

Trót trên dâu, dưới bộc hẹn hò"

Sùng Bà chẳng màng phải trái, đúng sai đã khiến Thị Kính trở thành kẻ mang tiếng nhuốc nhơ, xấu xa. Bên cạnh một người chồng thiếu chính kiến , hời hợt với vợ của mình, Thị Kính quả thật lúc này đành ngậm đắng nuốt cay, chấp nhận mối oan nghiệt đời mình đầy tủi nhục của số phận. Cả Sùng Bà và Thị Kính là hai nhân vật đối lập nhau trong tính cách và lời nói, nó đại diện tiêu biểu cho hai giai cấp trong xã hội phong kiến xưa. Sùng bà tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, với những lễ giáo khắt khe, sẵn sàng chà đạp người vô tội. Còn Thị Kính tiêu biểu cho tầng lớp bị trị, bị ức hiếp, dồn tới bước đường tăm tối, không thể minh oan cho mình. Dù khóc lóc van xin hết lời hằng mong mẹ chồng soi xét nhưng cuối cùng nàng vẫn bị hành hạ, xua đuổi nặng nề.

Vở Quan âm Thị Kính xứng đáng là một tác phẩm của văn học việt Nam. Nó trở nên nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi trong đời sống nhân dân như một nhu cầu văn hóa tất yếu của chèo cổ. Chính sự kịch tính trong từng xung đột kịch đã tạo nên tính hấp dẫn và lôi cuốn của tác phẩm.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng (Trích Quan Âm Thị Kính) cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
1 26
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm