Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 7 Đề 2

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2 là phiếu bài tập được soạn nhằm giúp các em HS rèn luyện, củng cố các kiến thức và kĩ năng được học ở lớp trong tuần vừa qua.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 3.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2 được soạn gồm phần đề thi đủ 4 nội dung: đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn và đáp án chi tiết, bám sát chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 3.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

Sa Pa là một điểm du lịch cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30km. Nằm ở độ cao trung bình 1500 – 1800 m so với mặt nước biển. Thị trấn Sapa luôn chìm trong làn mây bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt độ trung bình 15-18°C.

Khách du lịch đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà Sapa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước và cả những ngọn núi hùng vĩ, cheo leo.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Sa Pa thuộc tỉnh thành nảo ở nước ta?

A. Lào Cai

B. Cao Bằng

C. Phú Thọ

2. Vì sao thị trấn Sa Pa đẹp như một bức tranh huyền ảo?

A. Vì Sa Pa có rặng san hô nhiều màu sắc

B. Vì Sa Pa luôn chìm trong làn mây bồng bềnh

C. Vì Sa Pa có rừng cây phong đỏ rực rỡ

3. Nhiệt độ trung bình của Sa Pa là bao nhiêu?

A. 14-17°C

B. 15-18°C

C. 16-19°C

4. Đâu không phải là kiểu phong cảnh đặc trưng của Sa Pa?

A. Những ruộng bậc thang và thác nước

B. Những ngọn núi hùng vĩ và cheo leo

B. Những thảo nguyên mênh mông và rộng lớn

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Tháng 4 là thời điểm cấy lúa của người Mông. Những thửa ruộng bậc thang được phủ kín một màu xanh của mạ non, hòa quyện với khung cảnh đồi núi hùng vĩ. Vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc tuyệt đẹp.

2. Bài tập

a. Điền vào chỗ trống trhoặc ch

Những nàng ……..uột đồng béo ………òn, béo ……….ục đang mải mê nhặt những hạt thóc còn sót lại …………..ên cánh đồng sau một mùa gặt. Thỉnh thoảng, những cậu ………im sẻ lao từ trên xuống cùng nhặt thóc. Khiến cho các nàng giật mình bỏ ……..ạy.

b. Điền vào chỗ trống iênhoặc iêng

Thằng Tí đang m………man suy nghĩ về chuyện đi chơi với bạn. Thì nghe thấy t……… mẹ vọng lên từ dưới bếp. Ra là mẹ nhờ nó ra chợ, mua giúp củ r……… vì đang bận nấu cơm. Thế là cu cậu lật đật đội mũ, rồi chạy ù ra chợ l………

Câu 2. Luyện từ và câu

a. Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau. Viết kết quả vào bảng ở dưới.

Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!

(trích Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan)

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

….………………………………

….………………………………

….………………………………

….………….

….………….

….………….

….………………………………

….………………………………

….………………………………

b. Cho đoạn thơ sau:

Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng, khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần,
Âu yếm, nhanh nhảu:
“Ông vịn vai cháu,
Cháu đỡ ông lên.”

(trích Thương ông - Tú Mỡ)

a. Em hãy tìm các từ chỉ hoạt động trong đoạn thơ trên.

….………………………………………………………………

b. Em hãy tìm các từ chỉ thái độ trong đoạn thơ trên.

….………………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 câu nêu suy nghĩ của mình về bạn nhỏ trong đoạn thơ ở câu 2 (phần Luyện từ và câu).

Đáp án phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

1. A

2. B

3. B

4. C

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

  • Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Bài tập

a.

Những nàng chuột đồng béo tròn, béo trục đang mải mê nhặt những hạt thóc còn sót lại trên cánh đồng sau một mùa gặt. Thỉnh thoảng, những cậu chim sẻ lao từ trên xuống cùng nhặt thóc. Khiến cho các nàng giật mình bỏ chạy.

b.

Thằng Tí đang miên man suy nghĩ về chuyện đi chơi với bạn. Thì nghe thấy tiếng mẹ vọng lên từ dưới bếp. Ra là mẹ nhờ nó ra chợ, mua giúp củ riềng vì đang bận nấu cơm. Thế là cu cậu lật đật đội mũ, rồi chạy ù ra chợ liền.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

giàn giáo

tựa

cái lồng

trụ bê tông

như

một mầm cây

a. đi, chống (gậy), bước (lên), nhấc (chân), chơi, lon ton, vịn, đỡ

b. nhăn nhó, âu yếm, nhanh nhảu

Câu 3. Tập làm văn

Gợi ý

Em thấy bạn nhỏ trong đoạn thơ là một người cháu ngoan ngoãn và hiếu thảo. Khi thấy ông bị đau chân thì cậu đã bỏ trò chơi để lại giúp ông. Dù còn nhỏ nhưng cậu vẫn cố gắng đỡ ông lên thềm không chút ngại ngần. Cậu bé là một tấm gương để em noi theo.

--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm môn Tiếng Việt lớp 3 đầy đủ để học tốt Tiếng Việt hơn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
1 4.820
Sắp xếp theo

    Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt - Kết nối

    Xem thêm