Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 5 (từ 9/3 - 15/3)

VnDoc gửi tới các em học sinh Phiếu bài tập số 5 - Ngữ văn lớp 7 (tuần từ 09/3 đến 15/3) cho các em luyện tập. Tài liệu giúp các em học sinh ôn tập lại kiến thức môn Ngữ văn 7 trong thời gian tiếp tục nghỉ học ở nhà.

Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh SARS-CoV-2, học sinh trên cả nước tiếp tục nghỉ học để phòng dịch bênh. Để giúp các em học sinh có tài liệu tự học tại nhà, VnDoc tiếp tục giới thiệu Phiếu bài tập tự ôn tại nhà lớp 7 môn Ngữ văn. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em học sinh ôn luyện để củng cố kiến thức và chuẩn bị tư liệu cho các bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - Đề luyện số 1

Bài 1: Tìm các yếu tố Hán Việt thích hợp ghép với các yếu tố Hán Việt sau để tạo thành các từ ghép chính phụ hoặc đẳng lập ( theo mẫu)

thủy

thủy……

Mẫu: thủy lợi,……

….. thủy

Mẫu.: sơn thủy,……

phong

phong…..

…….phong

đại

đại…….

……đại

chiến

chiến……

…..chiến

Bài 2: Chỉ ra lỗi sai về quan hệ từ và viết lại câu sau khi sửa lại:

a. Mặc dù em đã áp dụng nhiều phương pháp học tập nhưng em vẫn tiến bộ về môn toán.

b. Qua cuộc trưng bày hàng Việt Nam chất lượng cao cho chúng ta tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế.

c. Tuy bạn Mai là người gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh gia đình nghèo, cha mẹ ốm đau, ông bà già yếu và bản thân phải kiếm việc làm có tiền ăn học thành công.

d. Bà con nông dân cần đề phòng sự phá hại châu chấu.

Bài 3:

a. Tìm 5 câu tục ngữ có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ?

b. Tìm 5 câu tục ngữ có sử dụng nghệ thuật so sánh?

c. Hãy viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nhận của em về một trong số những câu tục ngữ em vừa tìm được?

Bài 4:

“Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hãy tìm hiểu người xưa muốn gửi gắm điều gì qua câu ca dao trên?

Bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - Đề luyện số 2

Bài 1. Giải nghĩa các từ sau:

- Thanh nhã:

- Ngọt sắc:

- Thảo mộc:

- Tiềm tàng:

Bài 2. Cho câu ca dao sau:

“Nếu em lòng dạ đổi thay,

Hồng này bị mốc, cốm này long tai.”

a. Câu ca dao trên gợi cho em liên tưởng tới văn bản nào? Của ai? Văn bản đó được viết theo thể loại nào? Em biết gì về thể loại đó?

b. “Hồng” và “cốm” được nhắc tới trong văn bản vừa xác định có sự hòa hợp tạo nên sự gắn kết. Em hãy chỉ ra sự hòa hợp đó và cho biết ý nghĩa sâu xa của sự hòa hợp đó.

Bài 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.”

a. Chỉ ra từ láy, biện pháp tu từ có trong đoạn văn?

b. Giải nghĩa từ “sêu tết”.

c. Theo em, việc dùng cốm làm đồ sêu tết, cưới hỏi có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Bài 4. Cho đoạn văn sau:

“Cốm không phải là thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mơi, của hoa cỏ dại ven bờ, trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc.”

a. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

b. Tác giả cảm nhận cốm bằng những giác quan nào? Em có nhận xét gì về cảm nhận của tác giả?

--- HẾT---

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 5. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Mời các bạn làm tiếp: Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 6 (từ 16/3 - 21/3)

Đánh giá bài viết
25 3.796
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 7

Xem thêm