Phiếu bài tập tự luyện Thạch Sanh - Số 2

Phiếu bài tập tự luyện Thạch Sanh lớp 6 - Số 2 bao gồm các dạng bài tập Đọc hiểu trả lời câu hỏi Có đáp án giúp các em học sinh ôn tập lại toàn bộ kiến thức văn bản Thạch Sanh, chuẩn bị cho các bài tập Ngữ văn lớp 6. Mời các em tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập tự luyện Sự tích Hồ Gươm lớp 6

Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi:

“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một cái lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

(Trích Ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên nói về nội dung gì?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

Câu 3: Tìm cụm danh từ đoạn văn trên?

Câu 4: Dựa vào truyện cổ tích “Thạch Sanh”, em hãy đóng vai Thạch Sanh kể lại chiến công thứ nhất của chàng.

Hướng dẫn giải Bài tập tự luyện Thạch Sanh

Câu 1: Đoạn trích giới thiệu lai lịch của Thạch Sanh.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là tự sự.

Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật mồ côi, dũng sĩ.

Câu 3: Cụm danh từ: một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài, một lưỡi búa của cha để lại, các môn võ nghệ, mọi phép thần thông

Câu 4:

a) Yêu cầu chung:

- Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự. (Kể lại một câu chuyện đã biết bằng lời kể của mình).

- Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, đủ ba phần của bài văn tự sự.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b) Yêu cầu cụ thể:

Nội dung trình bày: Học sinh phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể.

- Kể diễn biến câu chuyện:

* Hình thức trình bày:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Sáng tạo: Biết thay đổi lời kể phù hợp và hấp dẫn. Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo.Cần đảm bảo được các sự việc chính sau:

* Mở bài.

- Thạch Sanh tự giới thiệu về mình.

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ mẹ con Lí Thông.

– Giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh sự việc định kể.

* Thân bài: Kể lại đầy đủ các sự việc chính sau:

– Thạch Sanh được Lí Thông nhờ đi canh miếu.

– Thạch Sanh vui vẻ nhận lời.

– Con chằn tinh xuất hiện.

– Thạch Sanh dùng búa và các phép thần thông để đánh lại.

– Khi đã giết chết chằn tinh, Thạch Sanh nhặt bộ cung tên vàng, chặt đầu chằn tinh xách về.

– Mẹ con Lí Thông bảo đó là con trăn vua nuôi nên xui Thạch Sanh bỏ trốn để cướp công…

* Kết bài: Kết thúc sự việc: Thạch Sanh tin lời nên vội vàng trốn đi trong lòng không khỏi lo lắng, day dứt…

Bài tập Ngữ văn 6 - Thạch Sanh

Ngoài các dạng bài tập trên, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 6Soạn văn 6 ngắn nhất. Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Đánh giá bài viết
7 2.589
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

Xem thêm