Phó từ

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Phó từ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

A. Nội dung bài Phó từ

- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

- Có rất nhiều loại phó từ:

+ Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ,...

+ Phó từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá,...

+ Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, đang,...

+ Phó từ chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng,...

+ Phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ,...

+ Phó từ chỉ kết quả và hướng: ra, vào,...

+ Phó từ chỉ khả năng: vẫn, chưa,...

B. Bài tập bài Phó từ

Bài 1: Tìm các phó từ trong đoạn văn dưới đây

Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì...Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào trong tranh, to hơn con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Gợi ý:

Các phó từ trong đoạn văn trên là: chẳng, vẫn, được, cũng, lại, không,...

Bài 2: Đặt bốn câu có sử dụng phó từ, trong đó

- Dùng phó từ đi kèm đặt trước động từ

- Dùng phó từ đi kèm đặt sau động từ

- Dùng phó từ đi kèm đặt trước tính từ

- Dùng phó từ đi kèm đặt sau tính từ

Gợi ý:

- Dùng phó từ đi kèm đặt trước động từ: Con đã nhận ra con chưa?

- Dùng phó từ đi kèm đặt sau động từ: Anh nghĩ mãi cho đến gần sáng.

- Dùng phó từ đi kèm đặt trước tính từ: Mặt cô bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

- Dùng phó từ đi kèm đặt sau tính từ: Chiếc xe đó đẹp lắm!

C. Trắc nghiệm bài Phó từ

Câu 1: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Đã

B. Chung

C. Là

D. Không có phó từ

Câu 2: Phó từ là gì?

A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ

C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ

D. Không xác định

Câu 3: Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Đoạn văn trên có mấy phó từ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Phó từ gồm mấy loại

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 5: Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?

A. Quan hệ thời gian, mức độ

B. Sự tiếp diễn tương tự

C. Sự phủ định

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối là gì?

A. Đang

B. Bữa tối

C. Tro tàn

D. Đó

Câu 7: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Mùa hè sắp đến gần.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung

D. Chân anh ta dài lêu nghêu.

Câu 8: Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” không có mấu ? có mấy phó từ phó từ?

A. 1

B.2

C. 3

D.4

Câu 9: Phó từ đứng sau động từ thường bổ sung ý nghĩa về?

A. Mức độ

B. Khả năng

C. Kết quả và hướng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ nghĩa gì?

A. Quan hệ, thời gian, mức độ

B. Sự tiếp diễn tương tự

C. Sự phủ định, cầu khiến

D. Quan hệ trật tự

Đáp án

1 - C 2 - A 3 - A 4 - A 5 - D 6 - B 7 - A 8 - B 9 - D 10 - D

Với nội dung bài Phó từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về phó từ, các loại phó từ thường sử dụng trong văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Phó từ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
9 2.758
Sắp xếp theo

Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

Xem thêm