Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp nhận biết Metan, Etilen, Axetilen

Chuyên đề Hóa học lớp 9: Phương pháp nhận biết Metan, Etilen, Axetilen được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh nắm được các phương pháp cơ bản nhận biết Metan, Etilen, Axetilen. Ngoài ra còn có bài tập vận dụng giúp các em ghi nhớ kiến thức bài học nhanh hơn. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nâng cao rèn luyện các kĩ năng làm bài tập nhận biết, tính chế, tách chất. 

Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 9 hiệu quả hơn.

A. Lý thuyết và phương pháp giải

I. Phương pháp nhận biết

Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.

Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.

Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết theo các bước sau:

Đánh số thứ tự các lọ hóa chất.

Tiến hành nhận biết.

Ghi nhận hiện tượng.

Viết pthh.

Chất cần nhậnLoại thuốc thửHiện tượngPhương trình hóa học
Metan (CH4)Khí CloMất màu vàng lục của khí Clo.CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
Etilen (C2H4)Dung dịch BromMất màu vàng nâu của Dung dịch Brom.C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Axetilen (C2H2)

- Dung dịch Brom

- AgNO3/NH3

- Mất màu vàng nâu của Dung dịch Brom.

- Có kết tủa vàng

- C2H2 + Br2 → C2H2Br4

- C2H2 + AgNO3 + NH3 → NH4NO3 + C2Ag2

II. Phương pháp tách

1) Phương pháp vật lý

Phương pháp chưng cất để tách rời các chất lỏng hòa lẫn vào nhau, có thể dùng phương pháp chưng cất rồi ngưng tụ thu hồi hóa chất

Phương pháp chiết (dùng phễu chiết) để tách riêng những chất hữu cơ tan được trong nước với các chất hữu cơ không tan trong nước do chất lỏng sẽ phân thành 2 lớp.

Phương pháp lọc (dùng phễu lọc) để tách các chất không tan ra khỏi dung dịch.

2) Phương pháp hóa học

Chọn những phản ứng hóa học thích hợp cho từng chất để lần lượt tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp, đồng thời chỉ dùng những phản ứng hóa học mà sau phản ứng dễ dàng tái tạo lại các chất ban đầu.

III. Phương pháp tinh chế

* Nguyên tắc: Tinh chế là làm sạch hóa chất nguyên chất nào đó bằng cách loại bỏ đi tạp chất ra khỏi hỗn hợp.

* Phương pháp: Dùng hóa chất tác dụng với tạp chất mà không phản ứng với nguyên chất tạo ra chất tan hoặc tạo ra kết tủa lọc bỏ đi.

B. Bài tập vận dụng liên quan

Bài 1: Nhận biết các lọ khí mất nhãn: N2, H2, CH4, C2H2, C2H4

Hướng dẫn giải chi tiết

Nhận xét :

N2: không cho phản ứng cháy.

H2: phản ứng cháy, sản phẩm cháy không làm đục nước vôi trong.

CH4: phản ứng cháy, sản phẩm cháy làm đục nước vôi trong.

Các khí còn lại dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết.

Tóm tắt cách giải :

Lấy mỗi khí một ít làm mẫu thử.

Dẫn lần lượt các khí đi qua dd AgNO3/NH3. Khí nào tạo được kết tủa vàng là C2H2.

C2H2 + Ag2O → AgC≡CAg ↓ + H2O

Dẫn các khí còn lại qua dd nước Brom (màu nâu đỏ). Khí nào làm nhạt màu nước brom là C2H4.

H2C=CH2 + Br2 → BrH2C-C2Br

Lần lượt đốt cháy 3 khí còn lại. Khí không cháy là N2. Sản phẩm cháy của hai khí kia được dẫn qua dd nước vôi trong. Sản phẩm cháy nào làm đục nước vôi trong là CH4. Mẫu còn lại là H2.

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ +H2O

H2 + ½ O2 → H2O

Bài 2: Tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp khí gồm CH4, C2H4, C2H2 và CO2

Đáp án hướng dẫn giải

Dẫn hỗn hợp qua dd Ca(OH)2 dư thu được CaCO3

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Thoát ra ngoài là hỗn hợp khí CH4, C2H4, C2H2

Dẫn hỗn hợp khí này qua dd AgNO3/NH3 thì C2H2 bị giữ lại trong kết tủa, thoát ra ngoài là CH4 và C2H4.

C2H2 + AgNO3 + NH3 → Ag-C≡C-Ag↓+ NH4NO3

Dẫn hỗn hợp CH4 và C2H4 qua dd Brom thì C2H4 bị giữ lại, thu được CH4 tinh khiết.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

*Tái tạo:

Tái tạo CO2 bằng cách nhiệt phân muối CaCO3

CaCO3 → CaO + CO2

Tái tạo C2H2 bằng cách cho Ag-C≡C-Ag tác dụng với HCl

Ag-C≡C-Ag + 2HCl →C2H2 + 2AgCl

Tái tạo C2H4 bằng cách cho C2H4Br2 tác dụng với Zn/rượu

C2H4Br2 + Zn → C2H4 + ZnBr2

Bài 3: Một hỗn hợp gồm có khí etilen, CO2 và hơi nước. Trình bày phương pháp thu được khí etilen tinh khiết.

Đáp án hướng dẫn giải

Khí CO2 là oxit axit nên bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo pt:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

H2SO4 đậm đặc rất háo nước vì vậy để thu được etielen tinh khiết ta dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình 1 chứa Ca(OH)2 dư, bình 2 chứa H2SO4 đậm đặc dư

Bài 4: Nêu phương pháp hóa học để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được metan tinh khiết

Đáp án hướng dẫn giải

Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước Brom dư, khi đó etilen sẽ bị giữ lại, còn khí metan tinh khiết sẽ thoát ra:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Với chuyên đề: Phương pháp nhận biết Metan, Etilen, Axetilen trên đây chúng ta có thể hiểu rõ các bước, các chất để nhận biết được một số chất như metan, etilen...

Bài 5. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất metan, Etilen, Axetilen

Đáp án hướng dẫn giải

Metan (CH4) có phản ứng thế vì phân tử chỉ có liên kết đơn

Etilen (C2H4), axetilen (C2H2) có phản ứng cộng vào liên kết kém bền trong liên kết đôi và liên kết ba dùng dd AgNO3/ NH3 trước, rồi dùng dd KMnO4 (thuốc tím)

Các phản ứng tác dụng dd AgNO3/ NH3 cho màu Mầu vàng nhạt suy ra C2H2 (Ankin)

C2H2 + AgNO3 + NH3 → C2HAg↓ + NH4NO3

làm mất màu dung dịch KMnO4 (thuốc tím) suy ra C2H4

3C2H4 + KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

Còn lại là CH4

Câu 6. Nhận biết các lọ khí mất nhãn: SO2, CO2, C3H8, C2H2

Đáp án hướng dẫn giải

Dẫn 4 khí trên lần lượt qua dd nước vôi trong dư.

+ Có 2 khí làm đục nước vôi trong: SO2, CO2 (nhóm 1)

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

+ 2 khí không làm đục nước vôi trong: C3H8, C2H2 (nhóm 2).

Cho 2 khí ở mỗi nhóm lần lượt qua dd nước Brom. Khí ở nhóm 1 làm mất màu nâu đỏ của dd Brom là SO2 và khí ở nhóm 2 cũng có hiện tượng như vậy là C2H2. Hai khí còn lại là CO2 và C3H8.

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

C2H2 + Br2 → C2H2Br4

Câu 7. Phân biệt các dung dịch keo: hồ tinh bột, xà phòng, lòng trắng trứng, ta dùng

Đáp án hướng dẫn giải

Lòng trắng trứng tạo kết tủa vàng với HNO3

I2 làm dung dịch hồ tinh bột chuyển sang màu xanh

Còn lại là xà phòng

=> Dùng HNO3, I2 sẽ phân biệt được 3 chất trên

Câu 8. Để nhận biết các bình khí CH4, C2H4, CO2, và SO2 nên dùng phương pháp hóa học nào. Trình bày viết phương trình nếu có

Đáp án hướng dẫn giải

Dẫn mỗi khí một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự :

- Dẫn các khí qua dung dịch nước vô trong dư:

+ Các chất làm đục nước vôi trong là CO2, SO2 tạo thành nhóm ( I )

Phương trình hóa học: Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O

+ Các chất không có hiện tượng gì là CH4, C2H4 tạo thành nhóm ( II )

- Đưa các khí ở nhóm (I) và nhóm (II) qua dung dịch Brom dư:

+ Chất ở nhóm (I) làm dung dịch nhạt màu là SO2:

Phương trình hóa học: SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr

+ Chất còn lại ở nhóm (I) là CO2.

+ Chất ở nhóm ( II ) làm nhạt màu dung dịch Brom là C2H4:

Phương trình hóa học: C2H4 + Br2 → C2H4Br2

+ Chất ở còn lại ở nhóm (II) là CH4.

Câu 9. Nhận biết các lọ khí mất nhãn sau: CO2, SO2, Cl2, C2H4, C2H2

Đáp án hướng dẫn giải

Đưa quỳ ẩm vào các khí.

Cl2 làm mất màu quỳ, trước đó quỳ hoá đỏ.

Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO

HClO ⇔ HCl + O

CO2, SO2 làm quỳ hoá đỏ nhạt

CO2 + H2O ⇔ H2CO3

SO2 + H2O ⇔ H2SO3

Hai khí này cho vào bình khí H2S. SO2 tạo kết tủa vàng, CO2 không hiện tượng

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Hai hidrocacbon ko hiện tượng

* Dẫn 2 hidrocacbon qua dung dịch AgNO3/NH3. C2H2 tạo kết tủa vàng Ag2C2, C2H4 ko hiện tượng

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag2C2 + 2NH4NO3

Câu 10. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất sau: Butan, but-1-in và but-2-in. Viết phương trình hóa học minh họa.

Đáp án hướng dẫn giải

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

Mẫu thử nào tạo kết tủa vàng là but-1-in

CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3→ CAg≡C-CH2-CH3 + NH4NO3

Cho 2 mẫu tử còn tác dụng với dd brom

Mẫu thử nào làm mất màu dd brom là but-2-in

CH3-C≡C-CH3 + 2Br2 → C4H6Br4

Mẫu thử không có hiện tượng gì là Butan

C. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan

Câu 1: Dùng một hoá chất nào sau đây để nhận biết stiren, toluen, phenol?

A. Dung dịch Br2.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch HNO3.

Xem đáp án
Đáp án A

Để nhận biết 3 chất trên ta sử dụng dung dịch Br2:

Cho dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa mẫu thử 3 chất cần xác định

Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng → phenol

Nhận biết toluen, stiren

+ Ống nghiệm mất màu dung dịch brom → stiren

C6H5CH=CH2 + Br2 → C6H5CHBr-CH2Br

+ Ống nghiệm không có hiện tượng → toluen

Đáp án A

Câu 2: Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn: ancol etylic, toluen, phenol, axit fomic. Để
nhận biết 4 chất đó có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ?

A. Quỳ tím, nước Br2, dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Na2CO3, nước Br2, Na.

C. Quỳ tím, nước Br2, dung dịch K2CO3.

D. Na, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3 trong NH3.

Xem đáp án
Đáp án B

Na2CO3 nhận biết được axit fomic

Nước brom nhận biết được phenol

Na nhận biết được ancol etylic

Còn lại là toluen

Câu 3: Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết các chất: ancol etylic,
axit axetic, glixerol, glucozơ đựng trong 4 lọ mất nhãn?

A. dung dịch AgNO3 trong NH3.

B. Quỳ tím.

C. CaCO3.

D. Cu(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án D

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Để nhận biết các mẫu thử mất nhãn trên ta sử dung dung dịch Cu(OH)2/OH-:

Phản ứng ở nhiệt độ thường: 

Mẫu thử nào xuất hiện màu xanh lam nhạt thì chất ban đầu chính là axit axetic

Cu(OH)2 + CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O

Mẫu thử tạo dung dịch xanh lam đặc trưng chính là glixerol, glucozo

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

2C6H12O6 + Cu(OH)2 ⟶ 2H2O+ (C6H11O6)2Cu

Mẫu thử không có hiện tượng gì là ancol etylic

Để nhận biết 2 mẫu thử glixerol, glucozo ta tiến hành đun nóng

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa đỏ gạch thì dung dịch ban đầu chính là glucozo

Không có kết tủa đỏ gạch là glixerol

Câu 4: Để loại bỏ SO2 có lẫn trong C2H4 người ta cho hỗn hợp khí qua dung dịch

A. KMnO4

B. Ca(OH)2

C. K2CO3

D. Br2.

Xem đáp án
Đáp án B

Sục hỗn hợp khí qua nước vôi trong thì SO2 bị giữ lại, khí thoát ra chính là C2H4

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Câu 5: Để làm sạch khí CH3NH2 có lẫn các khí CH4, C2H2, H2, người ta dùng

A. dung dịch HCl và dung dịch NaOH

B. dung dịch Br2 và dung dịch NaOH

C. dung dịch HNO3 và dung dịch Br2

D. dung dịch HCl và dd K2CO3

Xem đáp án
Đáp án A

Sử dụng dung dịch HCl và NaOH:

+) Dẫn khí cần làm sạch qua dung dịch HCl à CH3NH2 bị giữ lại trong dung dịch

CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl

+) Cho thêm NaOH dư vào để thu hồi CH3NH2:

CH3NH3Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O

Khí còn lại không phản ứng chính là H2

Câu 6: Khi làm khan rượu C2H5OH có lẫn một ít nước người ta dùng cách nào sau đây?

A. Cho CaO mới nung vào rượu.

B. Cho CuSO4 khan vào rượu.

C. Chưng cất phân đoạn.

D. Cho rượu đi qua tháp chứa zeolit (một chất hút nước mạnh).

Xem đáp án
Đáp án C

Ts của nước là 100oC

Ts của ancol etylic là 78,3oC

2 chất có ts chênh lệch không nhiều và khi chưng cất thì H2O bay hơi khi chưa tới 100 độ (kinh nghiệm thực tế khi đung nước) nên hh bay ra luôn chứa cả rượu và nước.

Câu 7. Để làm sạch Etilen có lẫn Axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây

A. dung dịch brom dư.

B. dung dịch KMnO4 dư.

C. dung dịch AgNO3/NH3 dư.

D. cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án
Đáp án C

Để làm sạch etilen có lẫn axetilen, ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư vì axetilen có phản ứng tạo kết tủa còn etilen không phản ứng

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 ↓ + 2NH4NO3

Câu 8. Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng

A. dung dịch AgNO3/NH3 và nước brom.

B. dung dịch AgNO3/NH3

C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch KMnO4

Xem đáp án
Đáp án A

Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng dung dịch AgNO3/NH3 và nước brom.

Axetilen phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa vàng

Dùng dung dịch Brom nhận biết nốt 2 chất còn lại

Etilen làm mất màu dung dịch brom, metan không phản ứng

Phương trình hóa học

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C–Ag ↓(vàng) + 2NH4NO3

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br

...............................

Ngoài Phương pháp nhận biết Metan, Etilen, Axetilen, mời các bạn tham khảo Hóa 9, Giải SBT Hóa 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải để học tốt môn Hóa hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
13 60.033
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học lớp 9

    Xem thêm