Quy định về đạo đức nhà giáo

Quy định đạo đức nhà giáo mới nhất được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tài liệu quy định rõ về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong...

1. Khái niệm đạo đức nhà giáo là gì?

Đạo đức nhà giáo là những chuẩn mực mà đối với mỗi giáo viên nào khi tiến hành giảng dạy và ngồi trên bục giảng đều phải có. Nó là những thứ gắn chặt với quá trình chăm sóc, giảng dạy, giáo dục đời sống cho các em học sinh. Có tâm, có tầm và luôn công bằng cũng như hết mình với sự nghiệp dạy học là đạo đức nghề nghiệp mà giáo viên cần có và phát huy.

2. Tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo

Theo quy định tại Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT thì tiêu chuẩn về đạo dức nhà giáo như sau:

Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

3. Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo

QUY ĐỊNH
Về đạo đức nhà giáo

(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tư­ợng áp dụng

1. Văn bản này quy định về đạo đức nhà giáo.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm các nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 2. Mục đích

Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gư­ơng cho người học noi theo.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Phẩm chất chính trị

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trư­ơng, đ­ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nư­ớc; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
  2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
  3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

  1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, l­ương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, th­ương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lư­ợng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
  2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trư­ờng, của ngành.
  3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
  4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Điều 5. Lối sống, tác phong

  1. Sống có lý tư­ởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
  2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
  3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
  4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
  5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
  6. Xây dựng gia đình văn hoá, thư­ơng yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

  1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
  2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
  3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
  4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, ngư­ời khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
  5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
  6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
  7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
  8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
  9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
  11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  1. Chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể tổ chức thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo.
  2. Đảm bảo các điều kiện cho công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục về đạo đức nhà giáo, gương sáng nhà giáo.
  3. Định kỳ thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý giáo dục; xử lý nghiêm túc, kịp thời đúng pháp luật các cá nhân, tổ chức vi phạm Quy định này.

Điều 8. Các Sở Giáo dục và Đào tạo

  1. Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục quán triệt, học tập và triển khai thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo cho đội ngũ nhà giáo ở địa phương; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo ở các cơ sở giáo dục và việc thực hiện của các nhà giáo; tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm túc, kỷ luật thích đáng các cá nhân, tổ chức vi phạm; định kỳ cuối năm học báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội của các địa phương trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo cho đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở dạy nghề tại địa phương theo phân cấp quản lý về dạy nghề.
  3. Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các quy định trong văn bản này.

Điều 9. Các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề

Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, Giám đốc các trung tâm dạy nghề căn cứ vào Quy định này để tổ chức thực hiện; tăng cường kiểm tra việc thực hiện của các nhà giáo, tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm túc, kỷ luật thích đáng các cá nhân, tổ chức vi phạm; định kỳ cuối năm học báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 10. Các Bộ có quản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo

  1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo.
  2. Đảm bảo các điều kiện cho công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục về đạo đức nhà giáo, gương sáng nhà giáo.
  3. Định kỳ thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện của các cơ sở giáo dục và đào tạo; xử lý nghiêm túc, kịp thời đúng pháp luật các cá nhân, tổ chức vi phạm Quy định này./.

4. Biện pháp cơ bản để rèn luyện đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề đạo đức được hiểu là sự tổng hòa giữa 3 yếu tố gồm lý tưởng nghề, đạo đức nghề và kỹ thuật làm nghề.

Mỗi nhà giáo phải luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội. Ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, giáo viên phải đầu tư nhiều hơn vào phương pháp, kỹ năng và thủ thuật dạy học.

VnDoc.com xin đưa ra thông tin về một số biện pháp cơ bản để rèn luyện đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay như sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong việc quản lý, bồi dưỡng nâng cao chuẩn mực, trách nhiệm thực hiện đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên.

- Tham mưu việc triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và gắn với thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại các cấp học.

- Xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực trong nhà trường.

- Gắn các hoạt động chuyên đề với việc lồng ghép giả định các tình huống thực tế cho giáo viên, thực hành xử lí, rèn luyện kinh nghiệm và rút ra bài học cho bản thân.

- Quan tâm và kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên, nhân viên tạo điều kiện giáo viên ổn định đời sồng, thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân, đảm bảo trong cơ sở giáo dục không có cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ.

- Nêu cao tính kỉ luật, trách nhiệm nêu gương trong đội ngũ lãnh đạo trước tập thể giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

Đánh giá bài viết
6 44.892
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm