Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật Tiểu Học

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học

Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật Tiểu Học là đề tài rất quan trọng mà các thầy cô đang rất quan tâm. Sáng kiến kinh nghiệm giúp thầy cô học hỏi kinh nghiệm nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

I. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN

1. Phần mở đầu.

  • Lý do chọn đề tài.
  • Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
  • Đối tượng nghiên cứu.
  • Giới hạn của đề tài.
  • Phương pháp nghiên cứu.

II. Phần nội dung.

  • Cơ sở lý luận .
  • Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
  • Phân tích, đánh giá các nội dung, vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra, đã áp dụng, áp dụng thử; số liệu minh họa cụ thể, chính xác.
  • Nội dung và hình thức của giải pháp
  • Mục tiêu của giải pháp
  • Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
  • Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp (nếu có)
  • Kết quả khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng (cần xác định rõ thước đo hiệu quả của ứng dụng, có số liệu định tính, định lượng minh họa).

III. Phần kết luận, kiến nghị.

Kết luận: Viết ngắn gọn, không cần số liệu.

- Nêu khái quát các nội dung nghiên cứu.

- Kết quả nội dung nghiên cứu.

Kiến nghị: Viết ngắn gọn và xuất phát từ nội dung nghiên cứu của đề tài.

* Trang cuối: Tài liệu tham khảo.

* Yêu cầu số trang của 1 sáng kiến từ 14 đến không quá 40 trang .

IV. MẪU BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN.

Tên đề tài:

Nội dung lĩnh vực đề tài:

Tác giả (họ và tên; chức vụ; bộ môn giảng dạy, nhiệm vụ công tác)

Nội dung tóm tắt: 7

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

A. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN.

01

I. PHẦN MỞ ĐẦU:

04

1. Lý do chọn đề tài.

05

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

07

3. Đối tượng nghiên cứu.

07

4. Giới hạn của đề tài

08

5. Phương pháp nghiên cứu.

08

II. PHẦN NỘI DUNG:

09

1. Cơ sở lý luận:

09 - 12

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

13 - 14

3. Nội dung và hình thức của giải pháp.

15 - 34

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

35

1. Kết luận.

35

2. Kiến nghị.

35 - 36

B. Bảng tóm tắt sáng kiến.

37

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

------------------------------------------------*--------------------------------------------------

I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:

- Tên sáng kiến: “Kinh nghiệm tổ chức hình thức học tập nhóm theo phương pháp dạy Mĩ Thuật Đan Mạch” (SAEPS)

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

- Phạm vi áp dụng sáng kiến: ……………………………

- Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2000 - 2020

- Tác giả: ………………………

- Họ và tên: …………………………..

- Năm sinh: 00/00/1900

- Trình độ chuyên môn: ………………………

- Chức vụ công tác: ………………….

- Nơi làm việc: ………………………………

- Địa chỉ liên hệ: …………………………………..

- Điện thoại: 090……………........

V. PHẦN MỞ ĐẦU:

1/ Lý do chọn đề tài:

Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của trẻ em mà giúp phát triển nhân cách và các năng lực xã hội. Chính vì vậy, giáo dục Mĩ thuật là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam. Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế.

Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ. Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật cũng tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện.

“Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó là thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Khi giảng dạy, giáo viên Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết, đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ năng và kỹ thuật; phân tích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểm chung phù hợp với học sinh tiểu học ở các lứa tuổi khác nhau. Tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo phương châm: Lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm.

Mặc dù vậy, phương pháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng trên toàn tỉnh từ học kì 1 của năm học 2016 - 2017 vẫn còn khá nhiều điểm giáo viên băn khoăn, lúng túng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệu quả? Qua 2 đợt tập huấn và dự giờ thực tế, có thể nói hình thức tổ chức của phương pháp mới này còn quá mơ hồ đối với đại đa số giáo viên chuyên trách. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc.

- Tại sao phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm?

- Tổ chức hình thức học tập theo nhóm như thế nào cho hiệu quả?

- Ở hoạt động nào thì cần phải tổ chức hình thức học tập hình thức nhóm?

- Khi học tập theo nhóm thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh?...

Trên đây là một số các câu hỏi đặt ra mà mỗi giáo viên đều mong muốn có được câu trả lời xác đáng. Như lời thầy chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, BGD&ĐT : Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi khó khăn, điều quan trọng chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có những hành động thiết thực để cải thiện điều kiện học tập và kết quả học tập của các em. Với những nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề ra một số giải pháp nhằm tổ chức có hiệu quả hình thức học tập nhóm theo phương pháp Mĩ thuật mới (dự án do Đan Mạch hỗ trợ).

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Mục tiêu:Truyền cảm hứng cho giáo viên Tiểu học, khuyền khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học mới. Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực:

+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân.

+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động : Vẽ cùng nhau, chân dung biểu đạt, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng, xây dựng cốt truyện (xây dựng bối cảnh câu chuyện).

+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.

+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về tác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thể hiện tác phẩm.

+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm được, có như mong muốn hay không?...

3. Cách tổ chức các hoạt động:

+ Vẽ cùng nhau: Học sinh biến những quan sát của mình thành các bức vẽ cá nhân. Tất cả các bài vẽ cá nhân sẽ là ngân hàng hình ảnh của nhóm để các em lựa chọn, sắp xếp theo một câu chuyện và vẽ cùng nhau, tạo thành một tác phẩm lớn hơn.

+ Vẽ theo nhạc: Học sinh đứng xung quanh mép bàn theo từng nhóm (có từ 5 em trở lẹn). Trước mỗi học sinh là một bảng màu. Giáo viên lựa chọn nhạc (nhạc không lời, nhạc thiếu nhi..). Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có thể dùng nhạc có lời, tiếng vỗ tay, nghe hát…từ nhẹ nhàng chuyển sang nhanh, mạnh, sôi nổi. Học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu, vẽ theo hướng dẫn của giáo viên: thứ tự các màu từ sáng sang đậm. Ví dụ: Theo thứ tự vàng, đỏ, cam, xanh… và kết thúc bằng màu đen. Sau khi hoàn thành bức tranh lớn, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tưởng tượng theo mức độ cảm nhận: Em nhìn thấy gì trong tranh? Em nghĩ đến đề tài nào? Từ đó giáo viên gợi ý học sinh sáng tạo từ thế giới tưởng tượng của mình để bắt đầu quy trình: lựa chọn một phần tranh trong bức tranh lớn làm tác phẩm của mình. Học sinh có thể vẽ thêm vào để làm nổi bật nội dung chủ đề hoặc bỏ bớt các chi tiết, để cuối cùng tác phẩm đạt được có thể là: bưu thiếp, thiệp mừng, bìa sách, họa tiết trang trí đồ vật, tranh đề tài…

+ Vẽ biểu đạt: Bao gồm vẽ không nhìn giấy và vẽ theo trí nhớ, cảm nhận của cá nhân. Vẽ không nhìn giấy là học sinh quan sát người đối diện hoặc đồ vật trước mặt và vẽ, không nhìn xuống giấy, nét vẽ liền mạch, không nhấc tay lên. Tạo hình bằng dây thép và vật dụng tìm được: Khuyến khích học sinh tạo hình bằng lắp ghép, trang trí từ những vật liệu phế thải thông qua sự liên tưởng về thế giới xung quanh để tạo thành các tác phẩm biểu đạt 2 chiều hoặc 3 chiều.

Còn Tiếp

Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật Tiểu Học giúp các thầy cô quản lý các em thêm chất lượng. Đề tài này góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt, môn Toán để tìm ra phương pháp dạy học tốt.

Đánh giá bài viết
3 5.470
Sắp xếp theo

Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học

Xem thêm