Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp kích thích gây hứng thú luyện tập thể dục

Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp kích thích gây hứng thú luyện tập thể dục là tài liệu hữu ích cho các giáo viên thể dục trung học cơ sở nói riêng, giáo viên thể dục các cấp nói chung. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô tạo hứng thú cho học sinh trong môn học.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH GÂY HỨNG THÚ TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO CHO HỌC SINH

A-ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước”.
Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích của GDTC phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước.

Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh THCS nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.

Mặc khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh.v.v. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi đang đặt ra. Vậy trên nền tảng GDTC đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, nhiều phương pháp khác để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập. Với những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng một số phương pháp nhằm kích thích gây nhiều hứng thú học tập, giúp các em ham thích học tốt môn thể dục”.

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài:

+ Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.

+ Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.

+ Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn.

II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

+ Học sinh trung học cơ sở.

+ Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà.

III. Phương pháp nghiên cứu:

+ Kích thích các em ham thích học môn thể dục.

+ Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập: Tranh các loại, bóng (các loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảy… mang tính hấp dẫn.

+ Phương pháp sử dụng “trò chơi”.

+ Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao…

Đánh giá bài viết
3 4.620
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 9

    Xem thêm