Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS

Giải pháp giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở

Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Mời quý thầy cô cùng tham khảo Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS để có thêm nhiều giải pháp hay giáo dục đạo đức trong nhà trường hiệu quả.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1/ Về mặt lý luận

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng… với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục 2005 đã xác định:

“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” (Điều 23 - Luật giáo dục).

Với tư cách là một giáo viên, tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh THCS trong thời đại ngày nay. Khi nhắc đến hai chữ “học sinh mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “mùa xuân của xã hội”.

Với kinh nghiệm giảng dạy của mình, tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về việc “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS: trường THCS Trung An” với đề tài này – Tôi mong muốn rằng tất cả chúng ta với tình cảm yêu nghề tha thiết hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức.

2/ Về mặt thực tiễn

Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.

Trong nhà trường THCS nói chung và trường THCS Trung An nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, giáo viên chưa thật sự quan tâm đến học sinh cá biệt mà chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ và không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh.

3/ Về cá nhân

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác giảng dạy học sinh ở trường THCS Trung An, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này.

II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

1/ Mục đích:

Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các em học sinh không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một học sinh, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi em học sinh. “Giới trẻ là tương lai của xã hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không?

Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, con giết cha, anh giết em, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là những tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông.

Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đó là “Đào tạo nguồn nhân lực, đủ đức và tài cho xã hội.”

Do vậy công tác giáo dục đạo đức trong trường THCS là một yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết. Việc giáo dục đạo đức tốt sẽ góp phần tạo ra những con người có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục con người. Công tác giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy trong nhà trường, bởi qua bài học sẽ hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp, từ đó tạo cho các em có bản lĩnh trong ứng xử giao tiếp hơn.

Qua đó đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, thông qua đó đề ra biện pháp giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những công dân tốt trong xã hội.

2. Nhiệm vụ:

Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh THCS Trung An huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, mời các bạn tham khảo thêm các sáng kiến kinh nghiệm THCS khác.

Đánh giá bài viết
1 840
Sắp xếp theo

Sáng kiến kinh nghiệm THCS

Xem thêm