Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi THCS bộ môn Địa Lý

Sáng kiến: “Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi THCS bộ môn Địa Lý”

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi THCS bộ môn Địa Lý là mẫu sáng kiến kinh nghiệm bậc THCS hay dành cho quý thầy cô có thêm tài liệu miễn phí để tham khảo, nhằm áp dụng vào quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa được hiệu quả hơn. Chúc các thầy cô dạy tốt!

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài:

1. Cơ sở lý luận

Năm 1484 vua Lê Thánh Tông giao cho danh sĩ Thân Nhân Trung cùng các quan bộ lễ tiến hành viết các bài văn bia để khắc vào các bia tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam trong đó có câu nói rất nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” thấm nhuần tư tưởng đó Đảng, nhà nước đã thường xuyên quan tâm đến công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học tài năng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ cống hiến và trưởng thành. Công tác đào tạo nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục, chính vì thế trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo có nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Điển hình như quyết đinh số: 959/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020, hay thay đổi cách thức thi chọn đội tuyển tham gia các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Đặc biệt hàng năm tổ chức Lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và học sinh đạt điểm xuất sắc nhất kỳ thi tuyển sinh ĐH. Kính thưa Toàn thể đại hội hay chính sách tuyển thẳng vào đại học cao đẳng nhưng em đạt giải trong các kì thi quốc gia, quốc tế.

Để có những học sinh đát giải cao thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng huyện, vòng tỉnh chúng ta đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào thành tích chung của toàn trường.

Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng HSG môn Địa lí nói riêng, cần được giáo viên thực hiện ngay từ đầu cấp học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn đồng hành cùng học sinh để cùng nhau khám phá, dạy cho học sinh phương pháp tiếp cận vấn đề mới, qua đó phát hiện học sinh có tư chất thông minh. Chú trọng đánh giá, phát hiện học sinh có tố chất về: kiến thức, kĩ năng và biết liên hệ những kiến thức đã học với tình hình thực tế.

Thực tế môn Địa lí ít được học sinh chú trọng nhưng đây lại là một môn học không

phải là dễ, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả Thầy và Trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao. Học sinh giỏi môn Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí là được mà các em phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như; Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn học này. Đặc biệt là bộ môn Toán học.

Bên cạnh đó việc xây dựng chương trình bồi dưỡng hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các nguồn tài liệu tham khảo khác song chương trình bồi dưỡng HSG thì chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Người giáo viên bồi dưỡng phải chủ động tìm tòi tài liệu, phương pháp sao cho phù hợp với học sinh thực tế từng đơn vị. Vì vậy việc xây dưỡng chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt.

Ngoài ra khi chọn đội tuyển học sinh giỏi cho môn Địa lí cũng hết sức khó khăn, vì tư tưởng của các em là thích thi những môn chính như Toán, Lý, Hóa, Anh....Các em được chọn thường không có vị thứ học tập trong lớp, trong trường hay nhưng em bị loại từ những đội tuyển khác.

2. Cơ sở thực tiễn.

Năm học 2015 – 2016 là năm đầu tiên Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đưa môn Địa lí vào trong hệ thống các môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Điều đó chứng tỏ rằng môn Địa lí càng ngày càng được các cấp các ngành quan tâm, coi trọng trong việc hình thành kiến thức toàn diện cho học sinh. Từ đó tạo ra được động lực rất lớn cho đội ngũ giáo viên trực tiệp dạy môn này và những học sinh yêu thích sự khám tự nhiên cũng như những vẫn đề kinh tế -xã hội.

Trường THCS Sông Phan được xây dựng từ năm 2010, đây là một ngôi trường nằm trên địa bàn xã Sông Phan một xã miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn, đa số gia đình học sinh đều làm nông nên việc các em học sinh được phụ huỳnh đầu tư học hành rất hạn chế, chủ yếu là giao phó cho nhà trường. Thời gian để các em đầu cho học tập, nghiên cứa ở nhà hầu như rất ít ỏi vì các em con phải phụ giúp gia đình, đặc biệt là học sinh lớp 9. Số lượng học sinh lớp 9 trong những năm qua cũng rất ít, trường hàng năm chỉ có 2 lớp 9 khoảng hơn 60 học sinh theo học. Trong đó học sinh dân tộc chiếm khoảng 30% tổng số học sinh khối 9. Đa số các em có học lực trung bình, số học sinh có học lực khá giỏi rất ít. Điều đó, gây khó khăn rất lớn cho công tác lựa chọn đội tuyển HSG nói chung và đội tuyển HSG môn Địa lí nói riêng.

Tuy nhiên, trong nhưng năm qua, nhờ những nỗ không nhỏ của thầy và trò cùng với sự quan tâm, động viên, khích lệ của Ban giám hiệu Nhà trường, của các ban nghành trên địa bàn, đội tuyển HSG môn địa của trường THCS Sông Phan đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, Ngay năm đầu tham gia đã có em đạt giải, và những năm tiếp theo luôn là trường có học sinh có học sinh giỏi môn địa dẫn đầu các trường trong huyện. Cụ thể:

Năm học

Số học sinh tham gia

Số học sinh đạt giải

Tỉ lệ

2015-2016

3

1

33,3%

2016 - 2017

6

4

66,7%

2017 - 2018

4

3

75,0%

2018 - 2019

5

4

80,0%

Với những thành tích đã đạt được trong nhưng năm qua, đồng thời cũng là một giáo viên 3 lần liên tiếp đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện (2014-2014, 2016-2017, 2017-2018) và một lần đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (2018-2019) Tôi mạnh dạn đưa hết những kinh nghiệm của bản thân mình vào trong sáng kiến “Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi THCS môn Địa lí” để các bạn đồng nghiệp tham khảo đồng thời qua sáng kiến của mình tôi cũng muốn được sự đóng góp hơn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để bản thân tôi nói riêng và trường của tôi nói chung sẽ có những thành tích cao hơn nữa trong sự nghiệp trồng người của quê hương đất nước.

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải tài liệu miễn phí TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết
1 1.727
Sắp xếp theo

Sáng kiến kinh nghiệm THCS

Xem thêm