Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giải nhanh và chuyên sâu bài toán điện phân

Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giải nhanh và chuyên sâu bài toán là sáng kiến kinh nghiệm hóa học giúp tổng hợp kiến thức cũng như học tập nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, là tài liệu môn Hóa dành cho thầy cô giáo và học sinh tham khảo.

Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học 12

Phương pháp giải nhanh và chuyên sâu bài toán điện phân

PHẦN 1:

LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Hoá học là môn khoa học cơ bản được giảng dạy ở các trường THCS, THPT. Đây là môn mà học sinh mới được trang bị kiến thức từ khi học lớp 8 bậc THCS. Tuy nhiên, đây cũng là môn thường xuyên sử dụng thi tốt nghiệp THPT và là một trong ba môn bắt buộc trong kì thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ, THCN khối A, B.

- Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển cấu trúc thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn hoá học từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 100%. Điều đó cũng đồng nghĩa trong vòng 90 phút, học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất. Nắm bắt được điều đó, các giảng viên đại học, cao đẳng, các chuyên gia và các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm đã xuất bản rất nhiều sách và tài liệu tham khảo về các phương pháp giải nhanh trắc nghiệm.

- Thông qua các đề thi đại học, cao đẳng hiện nay chúng tôi nhận thấy trong đề thi đại học cao đẳng luôn có 1 đến 2 câu liên quan đến điện phân. Đây là dạng toán khó mà học sinh hay bị lúng túng xử lí để có đáp án đúng.

- Trong các đề thi học sinh giỏi tỉnh và quốc gia thông thường cũng hay có bài toán điện phân, theo thống kê của chúng tôi từ năm 2000 trở về đây có ít nhất một câu trong đề thi quốc gia liên quan đến điện phân-pin điện.

- Qua 7 năm giảng dạy ở trường THPT kết hợp với những kiến thức tích luỹ được khi ngồi trên giảng đường đại học và cao học chúng tôi đúc kết được kinh nghiệm về giảng dạy bài điện phân đó là “ Phương pháp giải nhanh và chuyên sâu bài toán điện phân”.

Trong đề tài này phần nội dung chúng tôi đưa ra bốn phần chính đó là lý thuyết tổng quát về điện phân, các bài tập có thể gặp trong đề thi đại học-cao đẳng và học sinh giỏi (tỉnh, quốc gia), lý thuyết mở rộng và ứng dụng của điện phân.

PHẦN 2

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Tình hình thực tế và biện pháp thực hiện

2.1.1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài.

- Qua những năm giảng dạy tại trường phổ thông và nhiều năm đi gia sư khi ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh khi làm bài tập điện phân thường hay lung túng-khúc mắc. Điều đó, sẽ mất nhiều thời gian làm bài và đôi khi không làm ra được kết quả do điện phân chỉ được học trong 1 tiết ở lớp 12.

- Thực tế là học sinh hay giải bài tập phần điện phân nhầm do không hiểu hết các vấn đề của điện phân. Xác định không rõ vai trò, viết sai các quá trình oxi hóa-khử.

- Vì vậy để nâng cao hiệu quả giải bài tập điện phân trong đề thi đại học-cao đẳng cũng như trong đề thi học sinh giỏi tỉnh-quốc gia chúng tôi chọn đề tài phương pháp giải bài tập điện phân này nhằm đưa học sinh tới hiểu thấu đáo hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn.

2.1.2. Biện pháp thực hiện đề tài.

2.1.2.1. Những kiến thức cần trang bị.

  • Nắm vững quy tắc catot, anot
  • Viết được các quá trình khử và quá trình oxi hoá tại catot và anot
  • Áp dụng hệ quả định luật Farađây
  • Xử lí các dữ kiện bài toán: số mol, thể tích khí, khối lượng…..
Đánh giá bài viết
1 776
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 12

    Xem thêm