Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 giúp thầy cô có thêm phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ - Ngữ pháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Kinh nghiệm dạy môn toán lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

MỞ ĐẦU

Cũng như bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học cải cách giáo dục cũ, bộ SGK Tiếng Việt tiểu học mới tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ - Ngữ pháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn.

Cấp tiểu học là cấp học nền tảng, quan trọng trong hệ thống các cấp học ở nước ta vì đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu cho học sinh đồng thời thông qua các hoạt động học tập đó người giáo viên còn dạy cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo.

Trong cấp tiểu học thì các lớp đầu cấp (lớp 1,2) lại càng được coi trọng vì đây là thời kỳ các em bắt đầu làm quen với một hệ thống các tri thức mới của rất nhiều các môn học trong đó môn Tiếng Việt giúp cho các em hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập tốt các môn học khác và tham gia giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi đồng thời rèn luyện các thao tác tư duy.

Phân môn Tập đọc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói.

Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp được gọi bằng tên mới là Luyện từ và câu, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh.

Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ Chính tả, nhiệm vụ của học sinh là viết một đoạn văn (nhìn – viết, nghe – viết, nhớ - viết) và làm bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài chính tả nhiều khi cũng cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.

Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết chữ.

Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ kể chuyện, học sinh kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã học (Trong sách SGK hoặc trong các sách khác), nghe thầy, cô hoặc bạn kể rồi kể lại một câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghi lại những chi tiết chính của câu chuyện đó.

Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ Tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản.

Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới SGK lớp 2 và môn Tiếng Việt ở lớp 2, là một trong những giáo viên được tiếp cận với chương trình và SGK mới, tôi vừa dạy vừa nghiên cứu để tìm ra những sáng kiến mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới.

Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác tập luyện và rút kinh nghiệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề: "Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2"

Không biết từ bao giờ, trải qua hang ngàn năm tiến hóa của loài người, ngôn ngữ - tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hóa, tính cách con người.
Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng:

"Học ăn, học nói, học gói, học mở"

"Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Để đánh giá một con người, chúng ta cần phải có sự thử thách qua giao tiếp hàng ngày với họ:

"Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời"

Mặt khác việc giao tiếp, ứng xửa khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực:

"Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói"

Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng:

"Trẻ lên ba, cả nhà học nói"

Ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm: "Tiên học lễ, hậu học văn".

Dạy Tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. Ta thử tưởng tượng một người đọc thông, viết thạo tất cả các loại văn bản, song khi giao tiếp lại để lại ấn tượng xấu, không gây được mối thiện cảm đối với mọi người thì con người đó có khả năng sống và làm việc có hiệu quả không?

Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp. Đó chính là lí do mà tôi đã chọn đề tài "Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2" để trao đổi với các bạn đồng nghiệp giúp cho công tác giảng dạy trong nhà trường ngày một tốt hơn.

Đánh giá bài viết
4 7.277
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2

    Xem thêm