Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt hay theo chương trình phổ thông mới

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học mới nhất, hướng dẫn các thầy cô báo cáo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm hay ở bậc Tiểu học. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục một người không phải chỉ cung cấp cho họ có kiến thức mà còn giúp họ tự trang bị kiến thức cho mình, có được cái nhìn bao quát về cuộc sống để họ có thể tự tin, chủ động hoà nhịp vào cuộc sống đang ngày càng phát triển.

Đã đến lúc chúng ta có cái nhìn mới về giáo dục. Chúng ta không phải là nguời đi tìm và đưa kiến thức cho các em vì như thế các em sẽ trở nên thụ động, chây ì mà các em sẽ là người tự tìm, tự chiếm lĩnh kiến thức cho mình dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ, dẫn dắt của người thầy – người mẹ thứ hai của các em. Chúng ta – những người thầy, người cô phải làm sao để giúp học sinh cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, giúp các em có hứng thú trong học tập, trong việc tìm hiểu thế giới xung quanh các em.

Với những lý do trên, tôi tập trung nghiên cứu là phải làm thế nào dạy các em học tốt phân môn này mà không nhàm chán. Đồng thời bồi dưỡng cho các em sự tự tin, yêu thích các môn học. Đồng thời tạo nền móng cho việc học tốt môn tiếng Việt và cả những môn học khác. Với những điều kiện đã học hỏi được ở các bạn đồng nghiệp, qua sách, báo, … cùng với kinh nghiệm bản thân qua những năm giảng dạy từ lớp Một đến lớp Năm đã giúp tôi có được một số biện pháp trong việc “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt”

1.2. Mục đích nghiên cứu:

Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học ở Tiểu học (được xem là môn học công cụ). Bởi lẽ Tiếng Việt không những dạy cho các em biết kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ,Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao. Tiếng việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng mà lịch sử đã chứng minh rằng “Tiếng Việt trở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam”.

Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. Giáo viên là người theo dõi quan sát và giúp đỡ các em thực hiện mục tiêu đó.

Tuy nhiên việc giúp các em chủ động, tích cực trong học tập không đơn giản như chúng ta nghĩ. Đây quả là một công việc đòi hỏi rất nhiều công sức và tâm huyết ở người thầy. Người giáo viên phải có tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, phải đặt mình vào vị trí của đứa trẻ xem trẻ nghĩ gì, có nhu cầu gì để từ đó có những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp, sinh động, lôi cuốn các em tham gia tìm hiểu bài học.

Ngày nay, dạy học là lấy học sinh làm trung tâm. Vậy người thầy ở đâu? Người thầy là người đi bên cạnh để định hướng, hướng dẫn, gợi mở cho các em. Để thực hiện được điều đó, người giáo viên hãy làm đúng như một ngôn từ đã được ban tặng “Người mẹ hiền thứ hai”. Người thầy hãy là người gần gũi, thân thiết, là người bạn để hiểu được nhu cầu của trẻ; là người “Mẹ” để có đủ tình yêu, trách nhiệm giúp trẻ bản lĩnh, tự tin bước vào cuộc sống. Và để làm gương, người thầy cũng cần chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới trong công tác giảng dạy để truyền đến các em ngọn lửa nhiệt tình, sự thích thú trong học tập.

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học. Thực tiễn giảng dạy cho thấy với cùng một nội dung, cùng một phương tiện dạy học, cùng điều kiện dạy học thậm chí cùng những mục tiêu dạy học cụ thể nhưng kết quả giờ dạy của giáo viên rất khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào cách thức giáo viên chọn lựa, phối hợp và sử dụng các phương pháp dạy học.

Nhưng vận dụng phương pháp dạy học nào để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt đó là nội dung bài viết hôm nay. Thông qua đề tài giúp trẻ ham học, yêu thích môn Tiếng Việt, khuyến khích trẻ thể hiện, tích cực tương tác với bạn, không bị áp đặt trong giờ học. Ngoài ra còn giúp các em hòa nhập vào một môi trường mới dễ dàng và có cơ hội phát triển một cách toàn diện.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

- Khi chọn đề tài này, tôi dựa vào:

Tình hình thực tế của lớp học, khả năng và trình độ của bản thân, tôi chọn tập thể học sinh do tôi chủ nhiệm lớp qua các năm học từ 2013 → 2021 tại trường Tiểu học Ngô Mây và Tiểu học Võ Văn Dũng TP.Quy Nhơn.

1.4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm:

Thời gian thực hiện đề tài trong các năm học từ 2013 → 2021. Được thực hiện ở các khối lớp nhằm nâng cao chất lượng phát huy tính tích cực cho học sinh khi học môn Tập đọc. Điều đó đòi hỏi bản thân tôi cần có những giải pháp mới để áp dụng vào công tác giảng dạy. Trong những năm qua, tôi đã dành nhiều thời gian cho đề tài nghiên cứu này.

1.5. Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành đề tài này, tôi chọn các biện pháp tiến hành sau:

Nghiên cứu tài liệu:

- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục... có liên quan đến nội dung đề tài

- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.

Nghiên cứu thực tế:

- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, các hình thức tổ chức trong tiết học.

- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung của đề tài.

- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.

- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án đã thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài).

1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:

Đề tài này tôi đã xây dựng, áp dụng qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy có hiệu quả và năm học này tôi tiếp tục thực hiện.

- Nghiên cứu từ tháng 9 năm 2013

- Viết nháp đề tài từ tháng 9 năm 2020

- Hoàn chỉnh đề tài tháng 2 năm 2021

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học. Mời quý thầy cô tham khảo thêm các sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học khác.

Đánh giá bài viết
1 5.988
Sắp xếp theo

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5

Xem thêm