Soạn bài Bạn đến chơi nhà VNEN

VnDoc giới thiệu tài liệu Soạn văn 7 VNEN bài Bạn đến chơi nhà. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7 với các hướng dẫn giải chi tiết cho các bài tập trong sách VNEN Ngữ văn 7, sẽ giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

A. Hoạt động khởi động

1. Hãy đọc các câu thành ngữ, tục ngữ sau đây:

  • Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn
  • Buôn có bạn, bán có phường
  • Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn
  • Thuận vợ thuận chồng, bể Đông tát cạn

Thuận bè thuận bạn, tát cạn bể Đông

2. Trả lời các câu hỏi sau:

a. Những câu thành ngữ trên muốn nói điều gì về tình bạn?

b. Theo em thế nào là một người bạn tốt

Bài làm:

a, Những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên muốn thể hiện ý nghĩa của từ ''bạn bè''. Bạn bè là những người luôn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ ta trong mọi hoàn cảnh."Có phước cùng hưởng, có họa cùng chịu". Tình bạn là tình cảm trong sáng và hồn nhiên nhất. Nên chúng ta phải biết bảo vệ tình bạn đó để không bị rạn nứt.

b. Một người bạn tốt là một người luôn biết yêu thương, giúp đỡ mình. Dù cho có xảy ra bất cứ chuyện vui hay buồn cũng luôn bên cạnh mình, biết sẻ chia và đồng cảm với mình. Bạn bè thì có rất nhiều nhưng một người bạn thật sự tốt thì rất khó tìm được vì vậy chúng ta hãy trân trọng người bạn đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Bạn đến chơi nhà

2, Tìm hiểu văn bản

a. Bài Bạn đến chơi nhà có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?

b) Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê?

c) Qua 7 câu thơ đầu tác giả cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó?

d) Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

e) Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ" ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?

Bài làm:

a. Bài thơ Bạn đến chơi nhà gồm:

  • Số câu: 8 câu (bát cú)
  • Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
  • Hiệp vần: chữ cuối của các dòng 1 - 2 - 4 - 6 - 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

b) Những chi tiết trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê:

  • Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
  • Ao sâu nước cả, khôn chài cá.
  • Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
  • Cải chửa ra cây, cà mới nụ.
  • Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
  • Đầu trầu tiếp khách, trầu không có.

c. Bảy câu thơ đầu tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thống về vật chất và đó là đòn bẩy để tác giả thể hiện về tình bạn đẹp trong câu tiếp theo.

=> Dụng ý của tác giả: Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối.

d. Những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến:

  • "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa"=> đúng ngày khách tới chơi thì lũ trẻ không có ở nhà để giúp đi chợ, đành phải tự thân đi nhưng chợ xa quá, thời đó phương tiện giao thông còn hạn chế.
  • "Ao sâu nước cả, khôn chài cá"=> Ao thì sâu, nước thì rộng để đánh được một mẻ lưới cá rất khó khăn.
  • "Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà"=> Vườn rộng quá, khó bắt được gà, khi đã dồn gà đến đường cùng, tưởng chừng như bắt được, nhưng rào lại thưa, có lỗ to để gà có dễ chui qua.
  • "Cải chửa ra cây, cà mới nụ"=> Cải mới vừa ra hoa, không thể ăn, còn cà chỉ mới ra nụ, chưa có trái.
  • "Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa"=> bầu chỉ mới vừa rụng hoa, còn nhỏ quá, giàn mướp thì chỉ toàn là hoa, không có quả.
  • "Đầu trầu tiếp khách, trầu không có"=> người ta nói rằng "miếng trầu là đầu câu chuyện" không cần những thứ khác, có trầu cũng đủ rồi, nhưng trầu cũng không có, không tiếp khách được.

=> Tất cả đều có nhưng không dùng được

e. Câu thứ 8 và cụm từ "ta với ta" nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc tâm sự chuyện đời, chuyện thế sự đã là niềm bui. Qua đó, tác giả muốn nhận mạnh đến một tình bạn thân thiết, vượt qua mọi cái nghèo khổ về vật chất trong cuộc sống.

3. Phát hiện lỗi sử dụng quan hệ từ:

a. Nối các câu ở cột A với loại lỗi về sử dụng quan hệ từ (QHT) ở cột B cho thích hợp:

A

B

(1) Đừng nên nhìn của cải vật chất đánh giá con người.

a) Lỗi thừa QHT

(2) Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.

b)Lỗi thiếu QHT

(3) Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ

c) Lỗi dùng QHT mà không có tác dụng liên kết.

(4) Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung

d)Lỗi dùng QHT không thích hợp về nghĩa

Bài làm:

1-b

2-c

3-d

4-a

b. Mỗi câu dưới đây mắc loại lỗi nào về quan hệ từ:

(1) Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng.

(2) Qua câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

(3) Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

Bài làm:

(1) Thiếu QHT.

Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng ở xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng (thêm từ "ở")

(2) Thừa QHT

Sửa: Câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái (bỏ từ "qua" đầu câu)

(3) Lỗi dùng QHT không thích hợp về nghĩa.

Sửa: Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng (bỏ "để" thay bằng "vì")

c. Các câu văn dưới đây có mắc loại lỗi nào về sử dụng quan hệ từ? Hãy chữa lại cho đúng:

(1) Qua bài thơ này đa nói lên tình cảm của Nguyễn Khuyết đối với bạn bè.

(2) Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sữa chữa.

(3) Với câu tục ngữ " Lá lành đùm lá ránh" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

Bài làm:

(1) Thừa quan hệ từ "Qua"

Sửa lại: Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Nguyễn Khuyết đối với bạn bè.

(2) Thừa quan hệ từ "Đối với"

Sửa lại: Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa

(3) Thừa quan hệ từ "Với"

Sửa lại: Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá ránh" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

C. Hoạt động luyện tập

1. Có ý kiến cho rằng, tình bạn là một trong những đề tài có từ lâu đời trong lịch sử văn học Việt nam. Bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một trong những bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn của thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ này.

Bài làm:

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Giọng điệu bài thơ như lời giãi bày, thanh minh của tác giả với người bạn về hoàn cảnh của mình, mặc dù hoàn cảnh thiếu thốn không thể tiếp đãi bạn một chu đáo, nhưng giữa những người tri âm, tri kỉ "ta với ta" ,có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc tâm sự chuyện đời, chuyện thế sự đã là niềm vui, hạnh phúc. Giọng điệu pha chút hóm hỉnh, vui vẻ - chỉ có những người bạn thân thiết mới có thể bộc bạch mọi tâm sự của mình như vậy. Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

2. Thêm các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành các câu dưới đây:

a. Nó chăm chú nghe kể câu chuyện đầu đến cuối.

b.Con xin báo một tin vui cha mẹ vui lòng

Bài làm:

Nó chăm chú nghe kể câu chuyện từ đầu đến cuối.

Con xin báo một tin vui để cha mẹ vui lòng

3. Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu bằng các quan hệ từ thích hợp.

a. Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

b. Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không được bền.

c. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Bài làm:

a. Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

b. Mặc dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không được bền.

c. Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

4. Cho biết các quan hệ từ (in đậm) trong các câu dưới đây dùng đúng hay sai:

Câu

Đúng

Sai

a. Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao .

b. Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.

c. Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người.

d. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

e. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.

g. Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

h. Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

i. Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

Bài làm:

Những câu dùng đúng quan hệ từ: a, b, d, h

Những câu dùng chưa đúng quan hệ từ:c, e, g, i

Các câu sai có thể sửa như sau:

  • c. Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với mọi người. (bỏ từ cho)
  • e. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. (sửa lại cụm bản thân của mình)
  • g. Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. (bỏ từ của)
  • h. Trời mà mưa thì con đường này sẽ rất trơn. (quan hệ từ giá chỉ dùng để biểu thị điều kiện thuận lợi)

5. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Bài làm:

Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình. Trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình. Diễn tả niềm vui, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó.

D. Hoạt động vận dụng

Dựa vào dàn bài chi tiết đã lập ở bài 7, viết bài tập làm văn số 2 (văn biểu cảm)

Đề bài: Loài cây em yêu

Bài làm:

Mời các em tham khảo bài viết tại đây: Bài viết lớp 7 số 2: Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây nào đó mà em yêu thích

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Đọc đoạn thơ sau và nhận xét về cách thể hiện tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến so với bàI Bạn đến chơi nhà

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai ai viết mà đưa

Bài làm:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Trong hai dòng thơ, từ “không” xuất hiện đến năm lần như những cái lắc đầu buồn bã. Không còn bạn, không còn thiết uống rượu, bởi không còn người để chia sẻ vị ngon của rượu. Không còn bạn, khóng còn hứng thú làm thơ, bởi vì sao?

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Lắc đầu bằng những tiếng “không”, đến đây nhà thơ tiếp tục lắc đầu bằng những câu hỏi. Hỏi cũng là để nói “không”. Thơ viết ra mà không có người thưởng thức được, cảm thông được, thì còn viết làm gì? Âm “iết” láy đi láy lại trong hai dòng thơ,rồi hai tiếng “ai”, hai tiếng “đưa” trung điệp (đưa ai - ai biết - mà đưa” cứ mở ra, khép lại, rồi lại mở ra, như một nỗi day dứt khôn nguôi.

=> Trong bài thơ Khóc Dương Khuê tình bạn của Nguyễn Khuyến khi ấy là sự đau đớn mất mát khi người bạn thân tri kỉ ra đi khác hẳn với tình bạn chân chất, giản dị khi bạn tới chơi nhà trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

2. Sưu tầm những câu thơ, đoạn văn về tình bạn

Bài làm:

Sưu tầm:

Tình bạn là những vần thơ

Tối về đắp gối ngâm quơ vài lời

Tình bạn áo trắng một thời

Bây giờ áo bạc phai rồi vẫn treo

Tình bạn hạt giống mang theo

Suốt đời tri kỉ gieo được mấy cây!

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Bạn đến chơi nhà VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
3 965
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm