Soạn bài Các phương châm hội thoại

VnDoc xin giới thiệu Soạn bài lớp 9 học kì 1: Các phương châm hội thoại. Soạn văn 9 bài Các phương châm hội thoại này sẽ giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hiểu rõ hơn về phương châm dùng trong hội thoại, các loại phương châm thường được dùng trong văn bản, hội thoại thường diễn ra. Mời các bạn tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

1. Phương châm về lượng

Khái niệm Phương châm về lượng

Khi giao tiếp cần nói đúng nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

Phương châm về lượng trong giao tiếp là việc người giao tiếp trong lượt lời của mình đưa ra thông tin đầy đủ, chính xác với câu hỏi mà người còn lại muốn biết đáp án, không trả lời vòng vo, không đúng trọng tâm.

Ví dụ về Phương châm về lượng

Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

Tôi gượng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

Câu hỏi của người cô muốn biết ý định của Hồng có muốn vào thăm mẹ hay không. Hồng trả lời không muốn vào. Như vậy, câu trả lời của Hồng đúng với trọng tâm, ý muốn biết của người cô.

Bài tập SGK

a) Đọc và nhận xét về đoạn hội thoại sau:

An: - Này, cậu có biết bơi không?

Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.

An: - Thế cậu học bơi ở đâu vậy?

Ba: - Chẳng lẽ cậu không biết à? Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn đâu.

Gợi ý: Chú ý tới nội dung trao đáp giữa các lượt lời.

b) Câu trả lời của Ba (Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn đâu) có thoả mãn được câu hỏi của An (Thế cậu học bơi ở đâu vậy?) không? Vì sao?

Gợi ý:

An cần biết điều gì? Ba đã cho An biết điều gì?

Nếu câu trả lời của Ba chưa có nội dung mà An cần biết thì nội dung đó là gì?

Bản thân từ "bơi" đã cho người ta biết: ở dưới nước. Điều mà An cần biết là một địa điểm học bơi cụ thể (Bể bơi nào? Sông, hồ,... nào?). Câu trả lời của Ba chỉ có nội dung mặc nhiên đã được biết, không có lượng thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu của người đối thoại.

c) Như vậy, khi giao tiếp ta cần chú ý điều gì?

Gợi ý: Lời nói thiếu nội dung sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn giao tiếp.

d) Đọc truyện sau và cho biết yếu tố gây cười ở đây là gì?

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Gợi ý: Chú ý nội dung lời thoại của hai nhân vật. Nếu cần biết "con lợn ở đâu" thì chỉ cần hỏi thế nào? Nếu muốn biểu đạt nội dung "không thấy" thì chỉ cần trả lời thế nào? Đưa thêm chi tiết (lợn) cưới và áo mới vào có thừa không?

Vì muốn khoe khoang nên cả hai anh chàng trong truyện trên đều đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết. Đây cũng chính là yếu tố gây cười của truyện.

e) Như vậy, trong giao tiếp, bên cạnh việc phải đảm bảo đủ (không thiếu) thông tin, người ta còn phải chú ý đến điều gì để thực hiện phương châm về lượng?

Gợi ý:

Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp;

Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).

2. Phương châm về chất

Khái niệm Phương châm về chất

Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Phương châm về chất là việc người trả lời trong hội thoại trả lời câu hỏi đúng sự thật, không nói khoác lác, phóng đại, nói những điều không có thật hoặc chưa có bằng chứng xác thực.

Ví dụ về Phương châm về chất

Hôm qua, Hoa bị ốm không thể đến lớp, trùng hợp thay, hôm qua có cô giáo dạy Văn đến dạy lớp Hoa. Hoa hỏi Mai:

- Hôm qua có cô giáo dạy Văn mới đến lớp mình hả? Trông cô như thế nào cậu?

Mai đáp:

- Cô xinh lắm, dáng người cô nhỏ nhắn, mái tóc dài ngang lưng, nụ cười tỏa nắng.

(Trong trường hợp này, Mai đã miêu tả cho Hoa chính xác đặc điểm của cô giáo đến dạy lớp mình. Như vậy, Mai đã tuân thủ phương châm về chất).

Câu hỏi SGK

a) Tại sao nói truyện dưới đây có tính phê phán?

Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:

- Chà, quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

- Thế thì đã lấy làm gì mà to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bân tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to đến như vậy?

Anh kia giải thích:

- à, thế anh không biết à? Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình, mới nói lảng ra chuyện khác.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Gợi ý: Tiếng cười trong truyện cười có tác dụng lên án, phê phán những cái xấu. Ở mẩu chuyện trên, tình tiết gây cười nằm ở lời đối đáp giữa hai nhân vật, đặc biệt là ở lời thoại cuối. Cái xấu bị phê phán ở đây là tính nói khoác, nói không đúng sự thật.

b) Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta điều gì?

Gợi ý: Khi nói, nội dung lời nói phải đúng sự thật. Không nói những gì mà mình không tin là đúng, không có căn cứ chính xác. Đây cũng chính là phương châm về lượng mà người giao tiếp phải tuân thủ.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Các câu sau vi phạm phương châm về lượng như thế nào?

a) Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

b) Én là một loài chim có hai cánh.

Gợi ý: Cần nắm chắc phương châm về lượng là gì để xác định lỗi và cách khắc phục lỗi trong hai câu này.

Câu (a): Nếu nói thành "Trâu là một loài gia súc." thì có ảnh hưởng gì đến nội dung của câu không? Tại sao khi bớt đi một số từ ngữ mà nội dung của câu vẫn không thay đổi?

Câu (b): Nếu nói thành "Én là một loài chim." thì người nghe có hiểu được là én có hai cánh không? Câu này diễn đạt thừa như thế nào?

2. Hãy chọn các từ ngữ cho bên dưới để điền vào chỗ trống - (...) - trong các câu sau cho thích hợp:

a) Nói có căn cứ chắc chắn là (...)

b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là (...)

c) Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là (...)

d) Nói nhảm nhí, vu vơ là (...)

e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là (...)

(1- nói trạng; 2 - nói nhăng nói cuội; 3 - nói có sách, mách có chứng; 4 - nói dối; 5 - nói mò)

Gợi ý: (a) - 3; (b) - 4; (c) - 5; (d) - 2; (e) - 1.

3. Trong các câu ở bài tập trên (2), câu nào chỉ phương châm về chất, câu nào chỉ hiện tượng vi phạm phương châm này?

Gợi ý: Trả lời câu hỏi: Phương châm về chất là gì? Như thế nào thì bị xem là vi phạm phương châm về chất? Từ đó phân biệt nội dung giữa các câu trên.

4. Trong truyện sau, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Tại sao?

CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG

Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ không nuôi được, gặp ai cũng hỏi:

Một người bạn an ủi:

- Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!

Anh kia giật mình hỏi lại:

- Thế à? Rồi có nuôi được không?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Gợi ý:

  • Nội dung của hai lời thoại có mâu thuẫn nhau không?
  • Tại sao có thể nói câu hỏi ở cuối truyện của anh chàng có vợ đẻ non là thừa?

Tình huống gây cười của truyện trên dựa trên hiện tượng vi phạm phương châm về lượng trong hội thoại.

5. Khi hội thoại, người ta thường dùng các từ ngữ sau:

a) như tôi được biết; tôi tin rằng; nếu tôi không lầm thì; tôi nghe nói; theo tôi nghĩ; hình như là,...

b) như tôi đã trình bày; như chúng ta đã biết,...

  • Hãy cho biết các từ ngữ trên có tác dụng gì trong diễn đạt?
  • Hai nhóm từ ngữ trên thuộc những phương châm hội thoại nào?

Gợi ý:

  • Để đảm bảo phương châm về chất, người tham gia hội thoại phải lưu ý điều gì? Các từ ngữ trong nhóm (a) có tác dụng như thế nào trong việc đảm bảo phương châm này?
  • Để đảm bảo phương châm về lượng, người tham gia hội thoại phải lưu ý điều gì? Các từ ngữ trong nhóm (b) có tác dụng ra sao trong việc bảo đảm phương châm này?

6. Đọc các thành ngữ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: ăn đơm nói đặt; ăn ốc nói mò; ăn không nói có; cãi chày cãi cối; khua môi múa mép; nói dơi nói chuột; hứa hươu hứa vượn.

Giải thích nghĩa của các thành ngữ.

Các thành ngữ trên có liên quan đến những phương châm hội thoại nào?

Gợi ý:

  • Tra từ điển thành ngữ để nắm được nghĩa của các thành ngữ;
  • Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.

Bài tiếp theo: Soạn bài lớp 9: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn Soạn Các phương châm hội thoại. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo, cũng như chuẩn bài tốt bài trước khi đến lớp

.......................................................................

Ngoài Soạn bài Các phương châm hội thoại. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
28 12.693
Sắp xếp theo

    Lớp 9

    Xem thêm