Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê VNEN

VnDoc giới thiệu tài liệu Soạn văn 7 VNEN bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7 với các hướng dẫn giải chi tiết cho các bài tập trong sách VNEN Ngữ văn 7, sẽ giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

A. Hoạt động khởi động

Đọc câu chuyện sau và nêu cảm nhận của em về tình cảm của Bác hồ đối với quê hương: Quê hương nghĩa nặng tình sâu

Bài làm:

Qua câu chuyện ngắn đã nói lên tình cảm gắn bó vô cùng sâu sắc của Bác Hồ đối với quê hương. Người luôn nhớ tất cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất của quê nhà và dành tình cảm đặc biệt cho nhân dân ở quê hương. Xa quê từ những năm Người còn là một chàng thanh niên, cho đến ngày là Chủ tịch của đất nước nhưng Bác vẫn nhớ rõ, nhớ rất rõ bà con ở quê nhà. Bác vẫn nhớ con đường dẫn vào nhà nội, nhớ ở nơi đây có cây ổi ngọt sai quả... Bác vẫn nhớ ngôi nhà tranh đơn sơ, nơi Người đã được sinh ra và lớn lên...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Ngẫu nhân viết nhân buổi mới về quê.

2. Đọc hiểu văn bản:

a. Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó (số câu, cách đối, cách gieo vần)

b, Qua tiêu đề của bài thơ, hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt

c) Hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều không thay đổi trong tâm hồn của tác giả .

d) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có đặc điểm gì khác biệt? Tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của các em?

e) Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ, cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên về quê hương?

Bài làm:

a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Đặc điểm của thể thơ:

  • Số câu: 4 câu, mỗi câu 7 chữ
  • Hiệp vần: gieo vần ở câu 1, 2, 4; ngắt ở nhịp: 4/3,3/4

b. Nếu như bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch là nỗi nhớ về quê cũ của người xa xứ thì bài thơ trên lại viêt về quê hương ngay cả khi tác giả đã trở về sau một thời gian khá dài xa quê. Nay trở về nỗi buồn đau dâng lên khi bản thân bị xem là “khách” trong ngày đầu tiên trở về quê hương. Khi đó, cảm xúc đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên nhưng vì một điều bức xúc trong tình cảm mà trào dâng ra thành thơ.

c. Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:

Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi

  • Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.

Hương âm vô cải / mấn mao tồi.

  • Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.
  • Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.

=> Như vậy, hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phép đối để thể hiện những sự đối lập, những điều thay đổi và những điều vẫn còn giữ mãi theo thời gian.

d. Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.

Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu

Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

e. Bài thơ cho ta hiểu về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

3. Tìm hiểu về từ trái nghĩa

a. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh của Tương Như và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ.

Bài làm:
  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: có các cặp từ trái nghĩa ngẩng - cúi
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê: có các cặp từ trái nghĩa trẻ - già, đi - trở lại

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ.

Bài làm:
  • Ngẩng đầu - cúi đầu: Gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
  • Đi trẻ - về già: Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa.

==> Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

c. Hãy tìm một số cặp từ trái nghĩa khác để chứng minh rằng một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Bài làm:

VD: Các cặp sau:

  • Chín ><sống (VD: thức ăn đã chín>< thức ăn còn sống)
  • Chín >< xanh (VD: Xoài chín>< xoài xanh)
  • Tươi>< ươn (VD: Cá tươi>< cá ươn)
  • Tươi>< héo(VD: Hoa tươi>< Hoa héo)

C. Hoạt động luyện tập

1. Căn cứ bản dịch bài Hồi hương ngẫu thư và những điểu cảm nhận được qua việc đọc bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trong San

Bài làm:

- Giống nhau:

  • Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.
  • Sát với bản dịch nghĩa

- Khác nhau:

  • Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. Đồng thời cũng không dịch được sát ý thơ tương kiến, bất tương thức (gặp nhau, không biết nhau).
  • Bản dịch của Trần Trọng San hai câu cuối dịch sát với nguyên tác hơn. Tuy nhiêm âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

2. Luyện nói trước lớp

Chọn một trong các đề sau, lập dàn ý, trình bày phát biểu

Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo- những "người lái đò" đưa thế hệ trẻ " cập bến" tương lai

Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn

Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở em đọc hằng ngày

Đề 4: Cảm nghĩ về một trò chơi tuổi thơ

Bài làm:

Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những " người lái đò" đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.

Mở bài:

  • Cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy cô giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học trò.

Thân bài:

  • Cảm nghĩ về những tri thức mà thầy cô mở ra cho học sinh:
    • Thầy cô là người mang cho học sinh tri thức (những kiến thức trong vấn đề học tập, cách đối nhân xử thế, cách cư xử…)
    • Ý nghĩa của những tri thức đó trong giáo dục và bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh.
  • Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô:
    • Hình ảnh thầy cô trong việc truyền tải tri thức (liên tưởng đến hình ảnh thầy cô soạn giáo án, thầy cô giảng dạy…).
    • Cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy cô với lớp học.
    • Nêu suy nghĩ bản thân về cuộc sống thanh bạch của người thầy và "nghề giáo".
  • Nêu cảm nghĩ về những đóng góp của thầy cô cho tương lai đất nước
  • Suy nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô hiện nay (mở rộng vấn đề).

Kết bài: Khẳng định hình ảnh thầy cô sống mãi trong lòng học sinh.

Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.

Mở bài: Nêu lên cảm xúc chung về tình bạn: Tình bạn là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng của mỗi con người.

Thân bài:

  • Cảm nhận về một người bạn tốt.
  • Tinh bạn gắn với những kí niệm vui buồn trong học tập và trong cuộc sống.
  • Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
  • Niềm hạnh phúc khi có một người bạn tốt.

Kết bài: Suy ngẫm của em về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.

Mở bài:

  • Giới thiệu về vai trò của sách vở: Người ta thường nghĩ rằng mọi thứ đắt tiền đều quý giá nhưng thực tế có những thứ chưa hẳn là đắt nhất nhưng lại rất quý, thận chí là vô giá. Đó chính là sách vở.

Thân bài:

  • Nêu vai trò của sách vở với con người (sách vở giúp chúng ta như thế nào, nó dạy ta điều tốt hay xấu,..)
  • Những cử chỉ, hành động, đối xử với sách vở (trân trọng hay dẫm đạp lên quyển sách, vở)
  • Bạn đã từng nhìn thấy người khác đối xử với quyển sách như thế nào.
  • Sách vở còn giúp con người giải trí với những mẩu truyện cười, giúp đầu óc thanh thản hơn, giúp bạn qua đi những mệt mỏi của mình.
  • Sách còn dạy chúng ta kinh nghiện sống, giúp ta vươn tới thành công, đến đỉnh cao của tri thức.
  • Nếu trên đời không có sách vở thì sẽ ra sao.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về sách vở, và khẳng định lại vai trò của sách trong cuộc sống.

Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà em nhận được thời thơ ấu.

Mở bài: giới thiệu về món quà thời thơ ấu

  • Đó là món quà gì?
  • Ai tặng cho em?
  • Tặng trong dịp nào?
  • Tình cảm của em dành cho món quà ấy?

Thân bài:

  • Tả biểu cảm về món quà: hình dáng, công dụng…
  • Tặng quà với tình cảm như thế nào? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
  • Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
  • (Người tặng quà bây giờ ở đâu? Đang làm gì?)
  • Em gìn giữ món quà ấy như thế nào?
  • Nêu cảm nghĩ về ý nghĩa của món quà với bản thân trong quá khứ và hiện tại.
    • Quá khứ: món quà có ý nghĩa gì với cuộc sống bản thân (có thể là sự khích lệ với bản thân để phấn đấu, món quà mang lại niềm vui tuổi thơ…)
    • Hiện tại: món quà đó có ý nghĩa như thế nào (vd: nó trở thành nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ; chính món quà cũng là một kỉ niệm, hồi ức không thể quên được…)

Kết bài

  • Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
  • Lời hứa của bản thân.

3. Tìm các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ sau

  • Tươi: Cá tươi- hoa tươi
  • Yếu: Ăn yếu- học lực yếu
  • Xấu: Chữ xấu- đất xấu
Bài làm:

Soạn Ngữ văn 7 VNEN

4. Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca tục ngữ sau đây

a. Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nhiều lời

b. Số cô chẳng giàu thì nghèo,

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

c. Ba năm được chuyến một sai

Áo ngắn đi mượn áo dài đi thuê

d. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Bài làm:
  • Cặp từ trái nghĩa: tấm lành – tấm rách
  • Cặp từ trái nghĩa: giàu – nghèo
  • Cặp từ trái nghĩa: ngắn – dài
  • Cặp từ trái nghĩa: đêm – ngày, sáng – tối

D. Hoạt động vận dụng

1. Nhận xét về sự thể hiện tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (về hoàn cảnh và tình huống của nhân vật trữ tình, về tâm trạng được thể hiện trong mỗi bài thơ, về nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương,....)

Bài làm:

Về hoàn cảnh và tình huống của nhân vật trữ tình:

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch: Lí Bạch xa quê từ năm 25 tuổi, trước đó ở quê nhà ánh trăng là hình ảnh quen thuộc và gắng bó với ông, ông rất thích trèo lên đỉnh núi để ngắm trăng. Chính vì thế mà trong những ngày tháng xa quê hễ nhìn thấy vầng trăng sáng thì ông lại nhớ quê nhà.
  • Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương: nhân lần tác giả tình cờ về thăm quê vào năm 744, khi ông đã 86 tuổi

Tâm trạng được thể hiện trong:

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch: Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thíc tình cảm quê hương của một người sống xa quê.
  • Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương: tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ

Nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương trong:

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch:
    • Thể thơ ngũ ngôn cổ thể
    • Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện
    • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm
    • Nghệ thuật đối
  • Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương
    • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
    • Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi
    • Phéo đối
    • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm

=> Tất cả đều thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, luôn nhớ về quê hương của mỗi tác giả khiến người đọc thấm thía sâu sắc

2. Viết một đoạn văn/ bài văn ngắn về một kỉ niệm gắn bó với gia đình, quê hương trong đó có sử dụng từ trái nghĩa

Bài làm:

Tham khảo tại đây: Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Sưu tầm một số đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa.

Bài làm:

Sưu tầm:

Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.

=> Bài viết trên đã sử dụng từ trái nghĩa đó là:

  • Bằng phẳng trái nghĩa với nhấp nhô
  • Lở trái nghĩa với bồi
  • Tấp nập trái nghĩa với vắng vẻ

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 1.027
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm