Soạn bài Ôn tập tổng hợp VNEN

Soạn văn 7 VNEN bài Ôn tập tổng hợp được giới thiệu trên VnDoc.com. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7 với các hướng dẫn giải cho các bài tập trong sách VNEN Ngữ văn 7, sẽ giúp học sinh hiểu về cách sử dụng dấu câu và văn bản đề nghị.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Hoạt động khởi động

1. Trò chơi đặt câu theo mục đích nói.

2. Kể tên và ghi nhanh công dụng của các dấu câu đươc học ở lớp 7

Bài làm:

*Dấu chấm phẩy:

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • Đánh dấu ranh gới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

* Dấu chấm lửng:

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa kể hết
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

* Dấu gạch ngang:

  • Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
  • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
  • Nối các từ nằm trong một liên danh

B. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập tiếng việt

a. Đọc sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp để điền vào chỗ trống:

Soạn văn 7 VNEN

Bài làm:

Soạn văn 7 VNEN

b. Đọc sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp điền vào các chỗ trống:

Soạn văn 7 VNEN

Bài làm:

VD:

Điệp ngữ ngắt quãng:

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Điệp ngữ nối tiếp: Tôi yêu vùng đất nơi đây, tôi yêu con người, tôi yêu cuộc sống nơi đây nó cho tôi những cảm giác lạ thường.

Điệp ngữ chuyển tiếp:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp:

VD: Liệt kê không theo cặp: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. (Không theo cặp)

Liệt kê tăng tiến và không tăng tiến:

VD: Tiếng việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội việt nam và của dân tộc việt nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc,quốc gia. (Liệt kê tăng tiến)

2. Luyện tập về kĩ năng đọc hiểu văn bản.

a. Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ XX (Ví dụ: truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn)

b. Nêu nội dung nổi bật và các luận điểm bao trùm của một số văn bản nghị luận đã học(ví dụ:tinh thần yêu nước của nhân dân ta,đức tính giản dị của bác hồ,ý nghĩa văn chương): nhận xét về nghệ thuật biểu đạt của các laoij bài văn nghị luận (ví dụ;hệ thống luận điểm,luận cuwsmachj lạc như thế nào? cách thức lập luận chặt chẽ,giàu sức thuyết phục ra sao?)

c. Trình bày giá trị nội dung và thông điệp từ văn bản nhật dụng Ca Huế trên sông Hương

Bài làm:

a.

  • Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
  • Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
  • Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.

b.

Tên bài

Gía trị nội dung

Gía trị nghệ thuật

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu chọn lọc theo các phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền. Sử dụng từ ngữ dợi hình ảnh (làn sóng, lướt quanh ấn chìm,...) câu văn nghị luận hiệu quả. (câu có từ quan hệ Từ .......đến....) Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện cảu lòng yêu nước của nhân dân ta.

Đức tính giản dị

Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

Lập theo trình tự hợp lí.

Ý nghĩa văn chương

Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh: Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc

Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận.

Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục

Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.

Sự giàu đẹp tiếng việt

Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc

Giải thích ngắn gọn mà rõ ý. Chứng minh bằng chứng cứ cụ thể và toàn diện.

c. Nội dung:

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

3. Luyện tập về kĩ năng viết văn bản.

a. Trình bày những hiểu biết về:

(1) Văn nghị luận:

  • Thế nào là văn nghị luận? Mục đích, tác dụngcủa văn nghị luận là gì? Bài văn nghị luận thường có bố cục như thế nào?
  • So sánh các thao tác lập luận chứng minh, giải thích trong văn bản nghị luận
  • Nêu cách làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh (kiểu bài giải thích chứng minh về một vấn đề chính trị - xã hội ; kiểu bài giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học)
Bài làm:

Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

Mục đích: Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành đông theo mình

Bố cục 3 phần:

  • Mở bài: giới thiệu khái quát ý nghĩa vấn đề nghị luận
  • Thân bài: Gồm luận điểm và luận cứ Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra
  • Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận trên và bài học ý nghĩa.

(2) Văn bản hành chính (hành chính- công vụ):

  • Nêu đặc điểm của văn bản hành chính
  • Cách làm một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
Bài làm:

Văn bản hành chính là laoi5 văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những í kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết

Cách làm: Cần có những nội dung sau

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Địa điểm và ngày tháng làm văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
  • Nội dung thông báo, đề nghị báo cáo
  • Chữ kí và họ tên người gửi văn bản

b) Lập dàn ý cho đề văn sau:

Trình bày suy nghĩ của em về một trong các nội dung sau:

  • Tinh thần yêu nước của con người Việt Nam
  • Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bài làm:

1. Mở bài: Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ.

2. Thân bài

a. Giải thích về lòng yêu nước:

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

b. Bình luận:

* Vì sao con người có lòng yêu nước?

  • Con ng có lòng yêu nước bởi đó là nơi mà họ và những ng thân sinh ra và lớn lên, là nơi chôn cất những con ng mà họ biết đến trong quá khứ.
  • Yêu nước bởi mảnh đất ấy đã cho ta giọng nói, cho ta biết thế nào là vẻ đẹp của cuộc đời: từ cảnh sắc thiên nhiên cho tới con ng.
  • Yêu nước bởi mảnh đất thiêng liêng ấy đã thấm đẫm bao xương máu của đồng bào, những ng đã hi sinh đến tận giây phút cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước..... V.v... vô vàn lí do để yêu nước.

*Vì sao con người cần có lòng yêu nước?

  • Như đã nói, nó vốn dĩ là tình cảm tư nhiên.
  • Tình yêu nước là sức mạnh giúp con ng vượt qua rất nhiều những khó khăn gian lao... (dẫn chứng trong lịch sử, văn học)

c. Luận:

Tình yêu đất nước là thứ của cải quý giá, qua mỗi thời kỳ thì lòng yêu nước được biểu hiện khác nhau:

  • Trong chiến tranh đã có biết bao người con ưu tú của đất nước của dân tộc đã hi sinh bản thân mình vì sự tồn vong của dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước: Chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ. Anh La Văn Cầu chặt đứt cánh tay mình để vượt qua hàng rào kẽm gai tiếp cận đồn địch cùng quả bộc phá, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện dũng cảm lấy thân mình chèn pháo… những tấm gương liệt sĩ ấy là biểu hiện cao nhất của lòng dũng cảm và lòng yêu nước cao đẹp
  • Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện với hình ảnh của những con người ngày đêm cống hiến dựng xây và bảo vệ đất nước. Từ anh lính nơi hải đảo đến những vùng biên giới xa xôi đang ngày đêm canh giữ vùng trời yêu thương của tổ quốc. Đến các anh chị công nhân, các bác nông dân đang sản xuất ra nhiều sản phẩm làm giàu cho đất nước,...

d. Rút:

Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

  • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài. Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
  • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. …

3. Kết bài:

  • Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
  • Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc

4. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mười năm xa cách quê hương, Người không quên những mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào, hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất....

a. Nêu chủ đề của đoạn văn.

b. Đoạn văn trên chủ yếu sủ dụng phép lập luận nào?

c. Phép tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn?

d. Chuyển đổi các cụm chủ -vị sau thành câu bị động:

  • Người khéo dùng tục ngữ
  • Người vẫn ưa thích những thứ ấy.
Bài làm:

a. Chủ đề của đoạn văn: Hồ Chí Minh là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết .

b. Phép lập luận: chứng minh

c. Phép tu từ sử dụng nhiều nhất: liệt kê

d. Chuyển:

  • Các câu tục ngữ được Người khéo dùng
  • Những thứ ấy vẫn được Người ưa thích

e. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Bác Hồ trong đoạn văn trên.

Bài làm:

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ, đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Người luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Vẻ đẹp của Người mang đậm dấu ấn Việt Nam, một vẻ đẹp đơn sơ nhưng cũng thật giản dị, mộc mạc, cao quý lạ thường. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim người, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam. Tấm gương người cũng vì thế mà trở thành tấm gương mà chúng ta noi theo, cần “Sống, chiến đấu,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

C. Hoạt động vận dụng.

Viết bài văn theo một trong hai đề sau:

Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa văn chương đối với đời sống.

Bài làm:

Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương: "Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "

Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.

Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi"của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán "Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con"Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.

Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê "tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.

Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.

Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết "Con Rồng Cháu Tiên". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta "Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh"và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"

Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.

Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Muốn lành nghề. chớ nề học hỏi"

Bài làm:

Ca dao tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc, lưu giữ bao bài học kinh nghiệm quý giá được đúc kết từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong kho tàng đó, cha ông ta thường gửi gắm những lời khuyên thấm thía về tình yêu thương và đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính được nhắc đến nhiều nhất chính là ý chí nghị lực, sự cầu tiến, khiêm nhường. Câu tục ngữ “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi” đã đem đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ về đức tính đó.

Câu tục ngữ nêu trên có ý nghĩa sâu sắc và vô cùng đúng đắn. “Lành nghề” là từ ngữ ý chỉ sự thành thạo, giỏi giang đối với một công việc, một ngành nghề hay rộng hơn là một lĩnh vực nào đó. “Nề” là không né tránh, không ngại, cố gắng và chịu khó. Còn “học hỏi” là việc tiếp thu, học tập và rèn luyện để trau dồi vốn tri thức, nâng cao năng lực của bản thân. Như vậy, qua câu tục ngữ, thế hệ đi trước muốn nhắn nhủ tới mọi người rằng: muốn thành thạo, giỏi giang thì phải ham học hỏi, có ý chí cầu tiến, khiêm nhường, không ngại khó, ngại học, học hỏi từ tất cả mọi người xung quanh, kể cả bạn bè của mình.

Qua câu tục ngữ, ta có thể nhận thấy được nhiều giá trị sâu sắc. Mỗi con người trong xã hội, ai cũng có ước mơ, hoài bão và những dự định tương lai của riêng mình. Chúng ta được bảo bọc trong vòng tay cha mẹ, được đón nhận tình yêu thương và sự quan tâm từ gia đình lẫn xã hội, được học tập và rèn luyện. Song, mục đích của quá trình trưởng thành, nâng cao bản thân đó suy cho cùng chính là sự thành thạo, giỏi giang hay đơn giản hơn chỉ là làm tốt được công việc, ngành nghề mà chúng ta đã lựa chọn sau này.

Để có đủ khả năng bắt đầu công việc, ngành nghề, học hỏi chính là điều kiện đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải có. Từ những người nông dân bình thường đến những nhà bác học nổi tiếng, ai cũng phải học hỏi mới có đủ khả năng làm những việc họ muốn. Người nông dân phải học cách gieo giống, làm đồng, học cách chăm sóc cây lúa qua từng thời kỳ mới có thể làm được nghề nông từ năm này sang năm khác. Để trở thành một giáo viên, sinh viên trường sư phạm mất 4 năm để học kiến thức và học cách đứng lớp, cách truyền tải kiến thức đến học sinh. Trong khi đó, sinh viên trường Y muốn cầm dao mổ cứu người, muốn trở thành bác sĩ thực sự phải mất 7 năm và lâu hơn thế để học và thực tập. Không có bất kì ai thành thạo một ngành nghề nào mà không cần học hỏi.

Học hỏi ở đây không đơn thuần là việc học trên lớp, học ở trường mà còn là việc học từ cuộc sống. Tri thức của nhân loại là vô cùng, vô tận, không hề bó gọn trong một phạm vi nào. Hơn nữa, sự học là vô biên, không thể ngày một ngày hai mà có thể hoàn thành. Qúa trình học hỏi để tạo tiền đề cho công việc của bản thân sau này là dài lâu và đầy thử thách. Những gì chúng ta học được hôm nay không phải là tất cả, cũng không phải cao siêu nhất. Khiêm nhường và cầu tiến là yếu tố cần thiết cho việc học hỏi không ngừng nghỉ. Thực tế đã chứng minh, “học thầy không tày học bạn”, từ chính người bạn cùng trang lứa của mình, chúng ta có thể học được rất nhiều bài học. Học cái chưa tốt để tránh, rút kinh nghiệm, học cái tốt để hoàn thiện bản thân. Ngay cả những thầy cô giáo có thời gian giảng dạy hơn 10 năm vẫn không ngừng học hỏi những cái mới hơn để nâng cao năng lực của mình.

Câu tục ngữ đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa, nhắc nhở mỗi người về con đường học và làm. Cuộc sống không ngừng đổi thay, nếu không học hỏi, chúng ta sẽ không theo kịp thời đại, công việc sẽ gặp nhiều khó khăn. Học để tích lũy vốn tri thức, để biến những dự định thành hiện thực và để trở thành những công dân có ích. Hãy chủ động và tích cực học tập, tích lũy thêm cho bản thân thật nhiều điều có ích. Đồng thời, cần khiêm nhường trong quá trình học hỏi “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, “núi cao còn có núi cao hơn”, đứng trước mọi thử thách, đừng ngần ngại vượt qua. Kiên trì và quyết tâm, học hỏi không ngừng nghỉ, thành công nhất định sẽ đến.

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Ôn tập tổng hợp VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 1.135
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm