Soạn bài Tiếng gà trưa VNEN

VnDoc giới thiệu tài liệu Soạn văn 7 VNEN bài Tiếng gà trưa. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7 với các hướng dẫn giải chi tiết cho các bài tập trong sách VNEN Ngữ văn 7, sẽ giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

A. Hoạt động hình thành kiến thức

1, Khổ thơ sau nói về nội dung cảm xúc gì?

Nhớ bà bên bếp lửa hồng

Nhớ bà bên luống cải ngồng vàng ươm

Nhớ bà gành nước thổi cơm

Lon ton cháu chạy trên con đường làng

2. Chia sẻ 1 kỉ niệm của em đc gợi ra từ khổ thơ trên

Bài làm:

1. Khổ thơ về tình bà cháu thắm thiết, những kỉ niệm hai bà cháu đã khắc sâu vào tâm trí, chắc rằng khổ thơ này được viết ra trong cảm xúc buồn, muốn quay về những ngày ấu thơ bên cạnh bà

2. Một kỉ niệm đáng nhớ với bà đó chính là những ngày mình được bà dắt đi cùng bà bán nón ở chợ mỗi phiên chợ lớn mở.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Tiếng gà trưa

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của "tiếng gà trưa", hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả bài thơ?

Bài làm:

a. Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc: trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ. Bỗng những kỉ niệm tuổi thơ bên bà ùa về bên tác giả.

Diễn biến mạch cảm xúc: hiện tại – quá khứ - hiện tại

Khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân - gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ: nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm - Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường

b. Từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết

Bài làm:

Từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ:

  • Hình ảnh đàn gà: Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng hiện lên rất đẹp rất sinh động.
  • Tiếng bà mắng cháu: Tiếng mắng đầy yêu thương khi một lần người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, kỉ niệm về tuổi thơ nơi làng quê bình dị.
  • Hình ảnh người bà: chắt chiu, tảo tần, lo lắng từng quả trứng con gà để mua cho cháu quần áo mới.

=> Qua đó, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, những kí ức bên bà vẫn luôn được lưu giữ trong tâm hồn người cháu và tình yêu thương bà sâu sắc của tác giả

c. Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm của bà cháu trong bài thơ?

Bài làm:

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mớiBà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

d. Về ý nghĩa của bài thơ, có ý kiến cho rằng: bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm, sâu nặng. Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương, đất nước. Em tán thành vs ý kiến nào. Vì sao?

Bài làm:

Em tán thành với cả 2 ý kiến vì những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước

e. Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm, cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

Bài làm:
  • Về thể thơ: được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt, thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
  • Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
  • Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc.

=> Những đặc điểm ấy đã góp phần hiện thành công giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn từ đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của người cháu đối với bà của mình

3. Tìm hiểu về điệp ngữ

a. Trong bài thơ Tiếng gà trưa, những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần.

b. Theo em tác dụng của việc lặp đi lặp lại những từ ngữ ấy là gì?

c,Từ những nội dung vừa thực hiện,hãy đọc và hoàn thiện nhận định sau:

Điệp từ là biện pháp...............để......................

Bài làm:

a. Trong bài tiếng gà trưa có từ lặp đi lặp lại là: vì, nghe, này.

b, Tác dụng nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc,làm câu thơ thêm mạnh mẽ nhịp nhàng nhữngcảm xúc, tâm tư tình cảm của người lính trẻ trên đường hành quân xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những suy tư, hồi ức về bà.

c. Điệp từ là biện pháp lặp đi lặp lại từ để gây nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

d. Điệp ngữ có dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Hãy nối các dạng điệp ngữ trên bới các ví dụ minh họa mà em cho là phù hợp, từ đó nêu cách hiểu của em về từng dạng điệp ngữ

Tiếng gà trưa

Bài làm:

Nối:

  • 1-c
  • 2-a
  • 3-b

4. Tìm hiểu về thơ lục bát

a. Đọc những thông tin( trang 84 sách vnen ngữ văn 7 tập 1)

b. Từ những thông tin trên, hãy đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

(1) Văn bản trên được viết theo thể nào? Vì sao em biết?

(2) Dựa vào mô hình nêu ở mục a, hãy kẻ bảng và điền các kí hiệu B,T,V ứng với mỗi tiếng của văn bản này.

(3) Em có nhận xét gì bề thanh điệu của các tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8?

(4) Hãy nêu nhận xét của em về vị trí vần trong văn bản

Bài làm:

(1) Văn bản trên được viết theo thể thơ lục bát vì dòng trên câu thơ có 6 chữ, dòng dưới có 8 chữ.

(2)

Tiếng gà trưa

(3) Nhận xét:

  • Dòng bát thứ nhất: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bằng
  • Dòng bát thứ hai: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bổng

(4) Nhận xét về vị trí vần trong văn bản:

  • Vần: vần luôn là vần bằng thường đứng ở vị trí cuối câu (vần chân) tiếng thứ 6 câu sáu - hiệp tiếng thứ 6 câu 8. Tiếng 8 của câu 8 sẽ hiệp với tiếng 6 của câu 6 tiếp theo.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

a. Em thích hình ảnh thơ/ câu thơ/ khổ thơ nào nhất trong bài Tiếng gà trưa? Vì sao?

b. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa

Bài làm:

a. Em thích nhất khổ cuối của bài vì khi đọc em nhận thấy tình cảm yêu thương, mong nhớ của người cháu dành cho bà đồng thời từ tình cảm bà cháu em còn thấy được niềm quyết tâm của người cháu bào vệ Tổ quốc vì quê hương, vì gia đình, vì người bà yêu thương.

b. Trên chặng đường hành quân vất vả, dừng chân nghỉ giải lao bên làng quê thanh bình, tiếng gà trưa văng vẳng đã gợi lại những kí ức tuổi thơ của cháu bên bà. Bà hiện lên hiền từ như bà tiên trong câu chuyện cổ tích. Những quả trứng hồng bên ổ rơm vàng óng của gà mái vàng, mái mơ của bà chăm chút đầy yêu thương. Những tiếng mắng đầy yêu thương, những lo lắng của bà khi đàn gà trời giá rét, cũng chỉ mong cho cháu có một cuộc sống đủ đầy hơn. Những vất vả, tảo tần của bà ngày nào để giờ đây cháu được khôn lớn, trưởng thành. Trong lòng người cháu trào dâng tình yêu thương, lòng biết ơn về sự hi sinh, tảo tần của bà. Tiếng gà gáy quê hương và tình yêu thương bên bà đã góp phần thôi thúc người cháu quyết tâm chiến đấu, để cuộc sống yên bình sẽ còn mãi trên làng quê thân thương.

2. Luyện tập về điệp ngữ

a. Hãy điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết giá trị biểu đạt của nó:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

Bài làm:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Tác dụng:

  • Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.
  • Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

b. Tìm và xác định dạng điệp ngữ trong các trường hợp sau:

(1)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(2) Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Bài làm:

(1)

  • lồng....lồng=> điệp từ cách quãng
  • chưa ngủ....Chưa ngủ=> điệp từ chuyển tiếp

(2)

  • Xa nhau … xa nhau … => điệp ngữ cách quãng
  • Một giấc mơ. Một giấc mơ => điệp ngữ vòng tròn.

3. Luyện nói: Phát biển cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Tình huống: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh

Bài làm: Tham khảo tại đây: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

4. Luyện tập làm thơ lục bát.

Theo em, những câu lục bát sau sai ở đâu? Hãy sửa lại cho đúng:

Câu sai

Chỉnh sửa

Vườn em cây quả đủ loài
Có cam, có quýt có bòng có na

 

Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu

 

Bài làm:

Câu sai

Chỉnh sửa

Vườn em cây quả đủ loài
Có cam, có quýt có bòng có na

Vườn em cây quả đủ loài
Có cam, có quýt có xoài có na

Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu

Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan

D. Hoạt động vận dụng

Làm hai câu lục bát (có thể nhiều hơn) thể hiện tình cảm của em với ông bà, bố mẹ, anh chị hoặc người em yêu mến

Bài làm:

Tham khảo:

Cả đời lo lắng cho con

Chịu thương chịu khó nhặt lon bia còn .

Ngày ngày mưa nắng dãi dầu

Lưng còng tóc bạc cha đâu nản lòn

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Sưu tầm một số bài thơ thể hiện tình cảm bà cháu

Bài làm:

Sưu tầm 1:

Tiếng kèn đưa tiễn não nề

Dòng người nước mắt tái tê trong lòng.

Một đời bà ngoại long đong

Trở về với đất chưa xong nỗi nhà.

(Bà Ngoại)

Sưu tầm 2:

Bà tôi váy đụp áo thâm

Nón mê bà đội quanh năm ngoài đồng

Như con cò trắng ven sông

Hai vai gánh nặng lo chồng nuôi con

(Bà tôi)

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Tiếng gà trưa VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
7 1.037
Sắp xếp theo

Soạn Ngữ văn 7 VNEN

Xem thêm