Soạn bài Xây dựng gia đình văn hóa GDCD 7 VNEN

Soạn VNEN GDCD 7 bài 7: Xây dựng gia đình văn hóa - Sách VNEN GDCD lớp 7 trang 42 bao gồm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học một cách chi tiết, dễ hiểu. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Hát tập thể

a. Cả lớp hát bài “Ba ngọn nến lung lính” (sáng tác: Ngọc Lễ).

b. Thảo luận theo các câu hỏi:

  • Ca từ và hình ảnh nào trong bài hát để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em? Vì sao?
  • Nội dung bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?
Bài làm:

- Bài hát: Ba ngọn nến lung linh

Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, ha hà há ha ha, thắp sáng một gia đình.

Gia đình gia đình ôm ắp ta những ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến.

Gia đình gia đình, vương vấn bước chân ra đi, ấm áp trái tim quay về.

Gia đình gia đình ôm ắp ta những ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến.

Gia đình gia đình, bên nhau mỗi khi đớn đau, bên nhau đến suốt cuộc đời.

Lung linh lung linh tình mẹ tình cha

Lung linh lung linh cùng một mái nhà

- Ca từ và hình ảnh trong bài hát để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em là: “Gia đình gia đình, vương vấn bước chân ra đi, ấm áp trái tim quay về” bởi gia đình là nơi nuôi ta lớn khôn, rồi ta cũng sẽ phải lớn lên và rời xa gia đình để xây dựng những ước mơ, hoài bão của mình. Thế nhưng, mỗi lúc trở về, gia đình luôn mang lại cho ta những tình cảm thật ấm áp và tình yêu thương đến lạ lùng.

- Nội dung bài hát muốn nói với chúng ta: Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng và cao quý. Có thể, mỗi thành viên trong gia đình được biểu tượng bằng một ngọn nến có màu sắc khác nhau, nhưng tất cả đã hòa quyện cùng nhau để tạo nên một bức tranh gia đình hạnh phúc, ở đó có sự yêu thương, che chở và đùm bọc lẫn nhau.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về gia đình văn hóa và các tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hóa

a. Giới thiệu về gia đình của em

  • Em hãy mô tả những nét nổi bật về gia đình của mình
  • Nếu được nói 3 điều về gia đình của mình, em sẽ nói điều gì?
  • Điền những điều mà em cho là quan trọng nhất đối với gia đình vào các ô trong phiếu sau: (sgk trang 43)
Bài làm:

Ví dụ mẫu: Gia đình em gồm ba thế hệ cùng sinh sống. Đó là ông bà nội, bố mẹ và hai chị em em. Dù có nhiều thế hệ nhưng tất cả các thành viên đều yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Từ trước đến nay, gia đình em có truyền thống làm nghề nhà giáo, bởi vậy, mọi người trong gia đình luôn bảo ban cho nhau những điều hay lẽ phải để trở thành những công dân tốt, sống có ích cho xã hội. Em rất yêu quý gia đình của mình, em mong gia đình mình sẽ mãi được hạnh phúc như bây giờ.

Nếu được nói 3 điều về gia đình của mình, em sẽ nói là:

  • Luôn tràn ngập hạnh phúc
  • Tự hào là gia đình gia giáo, có truyền thống làm nghề giáo
  • Mọi người luôn yêu thương và có ý thức xây đắp tổ ấm của mình.

Những điều mà em cho là quan trọng nhất đối với gia đình:

Yêu thương

Che chở

Quan tâm

Nhường nhịn

Giúp đỡ

Xây dựng

Công bằng

Tha thứ

Trách nhiệm

Tôn trọng

2. Tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa

a. Đọc, suy ngẫm và trả lời câu hỏi

  • Em có nhận xét gì về gia đình bạn Tuấn?
  • Theo em, gia đình bạn Tuấn có đáp ứng tiêu chuẩn của gia đình văn hóa không? Vì sao?
  • Nếu một gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội thì sẽ đem lại những điều kiện gì cho mỗi cá nhân và cho toàn xã hội?
Bài làm:
  • Gia đình bạn Tuấn là gia đình ít giao lưu với những người xung quanh. Gia đình Tuấn sống khép kín và không quan tâm tới mọi người xung quanh mình và sống ích kỉ.
  • Theo em, gia đình bạn Tuấn không đủ tiêu chuẩn để trởi thành gia đình văn hóa vì gia đình Tuấn chưa hòa thuận, chưa thực sự hạnh phúc và chưa đoàn kết với hàng xóm láng giềng
  • Nếu một gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội thì sẽ đem lại những điều kiện:
    • Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
    • Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình trên các mặt học tập, lao động, nghề nghiệp, văn hóa…

b. Thảo luận để hoàn thành bảng sau:

Biểu hiện lành mạnh trong sinh hoạt gia đình

Biểu hiện thiếu lành mạnh trong sinh hoạt gia đình

Bài làm:

Biểu hiện lành mạnh trong sinh hoạt gia đình

Biểu hiện thiếu lành mạnh trong sinh hoạt gia đình

Mọi người sống hòa thuận, giúp đỡ, chia sẻ công việc lẫn nhau.

Trốn tránh công việc gia đình

Con cái ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, vâng lời bố mẹ.

Mỗi người tự sống theo sở thích của mình, không quan tâm nhau

3. Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa

a. Chọn một trong các tình huống sau để xây dựng kịch bản, tổ chức đóng vai theo kịch bản (có nhân vật, có lời thoại, cách ứng xử…) và trình bày trước lớp

Tình huống 1: (trang 45 sgk)

  • Em có nhận xét như thế nào về cách sống của gia đình Hòa?
  • Nếu là hàng xóm của Hòa, em có thể làm được những gì để giúp gia đình Hòa thay đổi cách sống hiện thời?
Bài làm:
  • Em nhận thấy, việc gia đình Hòa sống khép kín, không quan hệ, không hòa đồng với hàng xóm, với tất cả mọi người chứng tỏ gia đình Hoa sống không chan hòa.
  • Nếu là hàng xóm của Hòa, em sẽ rủ bạn tham gia vui chơi và tham gia các hoạt động bổ ích cùng với các bạn hàng xóm. Từ đó, khuyên bạn Hòa nên rủ bố mẹ cùng tham gia các hoạt động với tổ dân cư, hàng xóm láng giềng để có được nhiều quan hệ bên ngoài lại có xây dựng tình làng xóm ngày càng thân thiết, lúc tắt lửa tối đèn còn có nhau.

Tình huống 2: Gia đình Hà sống ở một vùng quê nghèo khó, bao đời này gia đình, dòng họ của Hà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hà cảm thấy xấu hổ và không bao giờ muốn giới thiệu quê hương, dòng họ của mình với bạn bè.

Em có đồng tình với suy nghĩ của Hà không? Vì sao?

Bài làm:

Em không đồng tình với cách nghĩ của Hà vì:

  • Quê hương nghèo là do chiến tranh tàn phá nặng nề, điều kiện tự nhiên không thuận lợi chứ không phải vì mọi người không cố gắng, không chăm chỉ làm việc.
  • Việc gia đình, dòng họ không có ai đỗ đạt cao nhưng bù lại có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp mà bao nhiêu người mong ước như cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó.chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm.

=> Chính truyền thống đó là sức mạng để cho Hà vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương mình thoát khỏi nghèo đói.

Tình huống 3:

Lan sống trong một gia đình có điều kiện, lại là con một nên rất được bố mẹ chiều chuộng. Mẹ Lan chăm chút cho Lan từng tí một, từ bữa ăn đến giấc ngủ, không bao giờ nói nặng lời với Lan. Lan thích thứ gì, bố mẹ đều mua cho. Tuy nhiên, Lan lại không trân trọng điều đó mà lúc nào cũng ham chơi không chịu học khiến mẹ rất phiền lòng. Không những thế, về nhà Lan cũng không làm gì cả vì cho rằng mọi việc trong gia đình đều là việc của bố mẹ.

  • Em có nhận xét gì về hành động của Lan?
  • Nếu cứ tiếp tục duy trì như vậy, khi trưởng thành Lan sẽ trở thành con người như thế nào?
  • Nếu là hàng xóm của Lan, em sẽ khuyên Lan như thế nào?
Bài làm:
  • Qua tình huống trên em thấy, hành động của Lan như vậy chưa đúng với cách cư xử của một người con. Lan không biết trân trọng những điều tốt đẹp bố mẹ dành cho mình để cố gắng học tập, lao động mà lại còn làm bố mẹ phiền lòng.
  • Theo em, nếu cứ tiếp tục duy trì như vậy, khi trưởng thành Lan sẽ chỉ có thể sống bám vào bố mẹ, không có kiến thức, không biết cách tự lập để hoàn thiện bản thân. Bạn ấy không biết làm việc, lười lao động... trở thành người không có ích cho xã hội, bị mọi người coi thường và phỉ bám.
  • Nếu là hàng xóm của Lan, em sẽ khuyên Lan: Bố mẹ đã cố gắng làm việc vất vả để có được mọi điều kiện tốt nhất dành cho Lan, để Lan không phải thua kém bạn bè, để Lan có thể học tập thật tốt. Vậy mà, Lan đã không xem trọng những đồng tiền đó, chỉ mải chơi, đua đòi không chịu học hành để bố mẹ phiền lòng. Có thể, bây giờ mình còn bé phải sống nhờ vào bố mẹ, nhưng khi lớn lên ai rồi cũng phải tự sống bằng đôi tay của mình. Bố mẹ Lan rồi cũng sẽ già và không thể nuôi Lan mãi, rồi Lan sẽ sống như thế nào nếu Lan không giỏi và Lan cũng không biết làm việc gì? Bởi vậy, ngay từ bây giờ, hãy cố gắng học tập chăm chỉ, làm những công việc trong gia đình giúp bố mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con ngoan và cũng là giúp mình trong tương lai đó Lan. Mình tin bố mẹ Lan sẽ rất vui khi Lan làm được điều đó.

C. Hoạt động luyện tập

1. Ghép hình

Ghép những biểu hiện trong bảng dưới đây vào các hình ảnh tương ứng với những biểu hiện đó

A. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch

B. Vợ chồng bất hòa không chung thủy

C. Nuôi con khoa học, con cái ngoan ngoãn, chung thủy

D. Con cái hư hỏng, đua đòi, ăn chơi

E. Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định

G. Bạo lực trong gia đình

H. Thực hiện nghĩa vụ quân sự

I. Sinh đẻ không có kế hoạch đẻ nhiểu con

K. Tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội

(hình ảnh trang 47 sgk)

Bài làm:

A. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch

Hinh 1

B. Vợ chồng bất hòa không chung thủy

Hình 7

C. Nuôi con khoa học, con cái ngoan ngoãn, chung thủy

Hình 3

D. Con cái hư hỏng, đua đòi, ăn chơi

Hình 5

E. Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định

Hình 4

G. Bạo lực trong gia đình

Hình 2

H. Thực hiện nghĩa vụ quân sự

Hình 6

I. Sinh đẻ không có kế hoạch đẻ nhiểu con

Hình 8

K. Tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội

Hình 9

2. Đọc và trả lời

Hãy cho biết ý kiến của em về những quan điểm dưới đây

Quan điểmÝ kiến của em
1. Việc nhà là việc của mẹ và con gái
2. Trong gia đình, nhất thiết phải là con trai
3. Không cần có sự phân công chặt chẽ trong gia đình
4. Gia đình có nhiều con là hạnh phúc
5. Con cái có thể tham gia bàn bạc chuyện gia đình
6. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình
7. Trẻ em có thể tham gia xây dựng gia đình văn hóa
8. Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt
9. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp
10. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên
Bài làm:
Quan điểmÝ kiến của em
1. Việc nhà là việc của mẹ và con gáiKhông nên phân biệt việc nhà là việc của ai, mà những lúc rảnh rỗi thì nên chung tay giúp đỡ, chia sẻ công việc nhà cho nhau.
2. Trong gia đình, nhất thiết phải là con traiĐó là quan niệm lạc hậu, con nào cũng là con của mình, vì vậy đừng nên phân biệt con trai hay con gái. Chỉ cần mình yêu thương và nuôi con khôn lớn thì con sẽ yêu thương lại mình mà thôi.
3. Không cần có sự phân công chặt chẽ trong gia đìnhĐúng vì nếu là thành viên trong gia đình, mỗi thành viên sẽ tự ý thức và có trách nhiệm.
4. Gia đình có nhiều con là hạnh phúcCũng có trường hợp gia đình nhiều con hạnh phúc, nhưng đa phần, những gia đình nhiều con sẽ khó khăn hơn vì gánh nặng nuôi con, chăm lo cho con ăn học đầy đủ.
5. Con cái có thể tham gia bàn bạc chuyện gia đìnhĐúng, con cái cũng là nhân tố xây dựng nên gia đình, vì vậy những chuyện trong gia đình con cái vẫn có thể được tham gia bàn bạc và thể hiện quan điểm của mình.
6. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mìnhTrong gia đình đừng nên phân công chặt chẽ mà hãy chủ động chia sẻ, giúp đỡ công việc lẫn nhau. Như vậy sẽ giúp các thành viên trong gia đình thêm gắn bó nhau hơn.
7. Trẻ em có thể tham gia xây dựng gia đình văn hóaTrẻ em tham gia xây dựng gia đình bằng cách chăm ngoan học giỏi, lễ phép và vâng lời người lớn, làm những việc vừa với sức của mình...
8. Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốtĐó là lời khuyên đúng bởi việc nuôi dạy con không phải là dễ. Vì vậy, chỉ nên đẻ 1 đến 2 con để có thể tạo cho con những điều kiện tốt nhất về vật chất và tình thần, giúp con phát triển tốt.
9. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹpGia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, văn hóa, đạo đức…
10. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiênNhững truyền thống tốt đẹp của gia đình là những gì mà tinh túy nhất được cha ông ta từ xa xưa để lại. Do đó, chúng ta phải iữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình để tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

3. Hoàn thành phiếu học tập

Ghép mỗi nội dung ở cột II với mỗi nội dung ở cột I sao cho đúng nhất:

III
A. Xây dựng gia đình văn hóa1. Trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội
B. Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa2. là gia đình hòa thuận, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân
C. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận3. là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ
D. Gia đình văn hóa4. thì xã hội mới ổn định
5. Bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình.
Bài làm:

A - 3. Xây dựng gia đình văn hóa - là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ

B - 5. Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa - bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình.

C - 1. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận - trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.

D - 2. Gia đình văn hóa - là gia đình hòa thuận, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

4. Suy ngẫm về gia đình văn hóa

Là gia đình văn hóa tiêu biểu thuộc làng văn hóa Sơn Công, gia đình anh Hùng luôn là lá cờ đầu trong các phong trào hoạt động của địa phương.

Hai cô con gái của anh quả là những đứa con ngoan, trò giỏi. Người con đầu năm nay học trung học là học sinh giỏi Xuất sắc 3 năm liền. Đặc biệt năm lớp 2 đã đạt giải Nhất toàn tỉnh Giải toán trên mạng Internet và giải Ba Vở sạch chữ đẹp cấp Tỉnh. Năm lớp 3 Đạt giải 3 học sinh giỏi môn Toán và giải Ba đồng đội nữ môn Cờ vua cấp Huyện và nhiều giải thưởng xuất sắc cấp Trường.

Cô con gái thứ hai hiện đang tiểu học. Qua 3 năm học, cháu được nhà trường tặng Giấy khen “Học sinh Xuất sắc”. Ngoài học tập cháu có năng khiếu hát, múa, vẽ nên nhiều năm qua nhà trường chọn cháu tham dự nhiều hội thi cụm, thi cấp huyện đạt nhiều thành tích đáng khích lệ.

Câu hỏi:

  • Hai con gái của gia đình bác Hùng đã phấn đấu đạt được những thành tích gì?
  • Sự cố gắng, nỗ lực của hai cô con gái có ý nghĩa như thế nào với việc xây dựng văn hóa của gia đình?
  • Em học hỏi được điều gì từ tấm gương của những người con trong gia đình tiêu biểu trên?
Bài làm:

Hai con gái của gia đình bác Hùng đã phấn đấu trở thành những đứa con ngoan và trò giỏi:

  • Con gái đầu: Học sinh xuất sắc nhiều năm liền, năm lớp 2 đạt giải nhất toàn tỉnh giải toán trên mạng và giải 3 vở sạch chữ đẹp cấp tỉnh, năm lớp 3 đạt giải ba học sinh giỏi môn toán, giải 3 đồng đội nữ môn cờ vua cấp huyện và nhiều giải cấp trường.
  • Con gái hai: 3 năm học đều đạt học sinh xuất sắc, được trường chọn tham dự các hội thi cụm, thi cấp huyện đạt nhiều thành tích.

Sự cố gắng, nỗ lực của hai bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần hình thành và xây dựng gia đình văn hóa. Gia đình là tế bào của xã hội, bởi vậy muốn xã hội phát triển thì mỗi gia đình phải là những gia đình văn hóa mẫu mực. Ở trong gia đình bác Hùng, người lớn đã là những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống khi gia đình luôn là lá cờ đầu trong các phong trào hoạt động của địa phươg. Từ đó, hai cô con gái của bác đã noi theo gương để cố gắng vươn lên trong học tập và các hoạt động tập thể. Những thành quả mà hai chị em đạt được đã đem lại niềm tự hào cho gia đình và quê hương, đất nước, góp phần xây dựng và giữ vững gia đình văn hóa tiêu biểu của làng văn hóa Sơn Công.

Từ tấm gương của những người con trong gia đình tiêu biểu trên, em tự nhận thấy mình cần phải cố gắng học tập, chăm chỉ lao động và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, để xây dựng gia đình văn hóa, để đưa xã hội ngày càng tiến bộ và đi lên.

Từ tấm gương của những người con trong gia đình bác Hùng, em học hỏi được:

  • Cần phải tự giác, chủ động và cố gắng vươn lên trong học tập
  • Phải hiếu thảo, biết ơn những người sinh thành và giáo dục
  • Luôn có tinh thần học hỏi, đức tính cần cù và chịu khó trong cuộc sống
  • Cùng các thành viên trong gia đình xây dựng gia đình văn hóa, góp phần đưa quê hương ngày càng tiến bộ.

D. Hoạt động vận dụng

1. Vẽ và triển lãm tranh cổ động

  • Thảo luận để xác định nội dung tranh cổ động cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương
  • Vẽ tranh trên giấy khổ lớn
  • Trưng bày quanh lớp và thuyết minh sản phẩm
Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Soạn bài Xây dựng gia đình văn hóa VNEN

2. Liên hệ

Gia đình em có đạt "gia đình văn hóa" không? Nếu đạt em hãy cho biết mỗi thành viên trong gia đình đã làm những gì và bản thân em đã có những việc gia đình đã làm để trở thành gia đình văn hóa? Nếu chưa đạt, hãy giải thích vì sao?

Bài làm:

Gia đình em đạt "gia đình văn hóa".

Gia đinh em và bản thân em đã có những việc làm để trở thành gia đình văn hóa là:

  • Mỗi người cần phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình.
  • Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
  • Yêu thương, đùm bóc, che chở lẫn nhau
  • Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của tổ chức, tập thể
  • Cố gắng chăm chỉ học tập, phấn đấu vươn lên đạt thành tích tốt, làm rạng danh gia đình...

3. Em tập làm nhà báo

Hãy lên kế hoạch để cùng với các bạn đến thăm một gia đình văn hóa tại địa phương và cùng nhau viết một bài phóng sự về gia đình ấy, trong đó chia sẻ về những việc gia đình đã làm để trở thành gia đình văn hóa

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển sâu rộng. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, nhiều gia đình văn hóa (GĐVH) tiêu biểu được tuyên dương, khen thưởng, trong đó có gia đình ông Đỗ Quang Đạo, thôn Vèo, xã Định Trung.

Là cán bộ y tế thôn Vèo, ông ông Đỗ Quang Đạo và bà Lê Thị Minh luôn giữ gìn gia đình hạnh phúc, nền nếp, nuôi dạy con, cháu chăm ngoan học giỏi, gương mẫu và nhiệt tình đóng góp cho các phong trào ở địa phương.

Những năm đầu xây dựng gia đình, cuộc sống gia đình gặp vô vàn khó khăn, vất vả, các con nhỏ, kinh tế thiếu thốn. Lúc bấy giờ, cả gia đình mấy nhân khẩu chỉ dựa vào hơn 3 sào ruộng. Thế nhưng, ông vẫn thường xuyên động viên vợ chăm chỉ lao động, nuôi các con ăn học. Thấu hiểu những hy sinh, vất vả của bố mẹ, các con ông không chỉ ngoan ngoãn, hiếu thảo, giúp đỡ bố mẹ việc nhà, mà còn nỗ lực trở thành những học sinh giỏi, thành đạt có việc làm ổn định.

Nói về gia đình ông Đỗ Quang Đạo, đồng chí Hoàng Văn Kỳ, cán bộ văn hóa xã Định Trung cho biết: Gia đình ông Đạo không chỉ là hộ GĐVH tiêu biểu mà bản thân ông Đạo trước đây còn là một Phó Chủ tịch HĐND xã tận tuỵ, trách nhiệm cao. Ông thường xuyên cùng thường trực HĐND xã giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri, thực hiện tốt vai trò của người đại biểu HĐND; tham mưu cho Đảng ủy nhiều ý kiến tâm huyết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và được nhân dân địa phương tin tưởng, đánh giá cao. Là cán bộ đảng viên, sau khi nghỉ hưu ông Đạo tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào của địa phương.

Những năm qua, ông Đạo cùng gia đình thường xuyên vận động các hộ trong thôn thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào xây dựng GĐVH, làng văn hóa tại khu dân cư; tuyên truyền người dân thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới như hiến đất, tiền, ngày công làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa và quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Ông Đạo tích cực vận động các thành viên trong gia đình, bạn bè, người dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ và tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của thôn. Không chỉ năng nổ, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào ở địa phương, ông Đạo và vợ cũng thường xuyên đến thăm hỏi, động viên và giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn hoạn nạn bằng cả vật chất và tinh thần. Vận động các hộ gia đình trong thôn tham gia các CLB gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình của thôn…

Với sự cần cù, chịu khó, giữ gìn lối sống lành mạnh, giản dị, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông Đỗ Quang Đạo đã nhiều lần được nhận bằng khen của UBND tỉnh về xây dựng GĐVH tiêu biểu và nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành.

4. Hãy kể những việc em đã làm để giữ gìn danh hiệu gia đình văn hóa và truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Bài làm:

Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, em đã :

  • Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ
  • Luôn giới thiệu với bạn bè về quê hương của mình dù đi đến tận nơi đâu
  • Học tập đạt thành tích cao, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ
  • Phát huy những truyền thống tốt đẹp như cần cù, hiếu học, chăm chỉ,...

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm và truyền thống gia đình

Bài làm:

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm và truyền thống gia đình là:

  • Dù đi trăm núi ngàn khe / Nhớ mẹ đau khát trong lòng ruột gan
  • Đói lòng ăn hột chà là / Để cơm cho mẹ,mẹ già yếu răng .
  • Đã rằng là nghĩa vợ chồng/ Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.
  • Đôi ta là nghĩa tào khang / Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.
  • Đốn cây ai nỡ dứt chồi / Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.
  • Mỗi đêm con thắp đèn trời / Cầu cho cha mẹ sống đời với con
  • Đêm nay con ngủ giấc tròn / Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
  • Ơn cha nặng lắm ai ơi! / Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn GDCD 7 VNEN bài 7: Xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 603
Sắp xếp theo

    Soạn GDCD 7 VNEN

    Xem thêm