Soạn Công nghệ 9 bài Kĩ thuật trồng hoa cúc VNEN

Soạn Công nghệ 9 VNEN bài 3: Kĩ thuật trồng hoa cúc được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng với tài liệu này các bạn sẽ củng cố thêm kiến thức môn Công nghệ lớp 9. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài giảng sắp tới của mình

A. Hoạt động khởi động

1. Liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:

a. Kể tên một số giống hoa cúc và màu sắc của các giống cúc đó

b. Tại gia đình, em có trồng hoa cúc không? Nếu có, em hãy mô tả một số kĩ thuật trồng hoa cúc mà gia đình em đã tiến hành.

Bài làm:

a. Tên một số giống hoa cúc và màu sắc của các giống cúc là:

  • Cúc chi trắng: màu trắng
  • Cúc mâm xôi: màu vàng
  • Cúc họa mi: màu trắng
  • Cúc cánh muối: vòng ngoài hoa có màu lam tím, xanh, trắng, hồng; hoa trong có màu vàng
  • Cúc ngũ sắc: màu đỏ, vàng, cam, hồng, trắng.

b. Gia đình em có trồng hoa cúc cánh muối. Kĩ thuật trồng hoa cúc mà gia đình em đã tiến hành là:

  • Bước 1: Chọn cây cúc khỏe mạnh
  • Bước 2: Chọn chậu trồng phù hợp với kích thước của cây.
  • Bước 3: Trộn đất để trồng cây theo công thức: ½ đất phù sa + ¼ phân chuồng + ¼ xơ dừa
  • Bước 4: Bỏ đất vào chậu trồng (cách miệng chậu 5cm), tạo một cái hố, bỏ cây vào giữa chậu sau đó lấy tay đè nhẹ xuống để đất giữ cây không bị đổ.
  • Bước 5: Tưới nước cho cây. Mỗi ngày tưới nước cho cây 2 lần để cây sống và phát triển.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Một số giống hoa cúc phổ biến

Từ thông tin và các hình ảnh kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy mô tả màu sắc đặc trưng và đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống hoa kể trên theo mẫu ở bảng sau:

STT

Tên giống hoa

Màu hoa

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Bài làm:

STT

Tên giống hoa

Màu hoa

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển

1

Cúc chi trắng

Màu trắng

Lá nhỏ, hoa mọc đầu cành và kẽ lá, có khả năng thích nghi tốt nên có thể trồng quanh năm

2

Cúc mâm xôi

Màu vàng

Thân lùn, dạng bụi, chịu hạn tốt, được trồng nhiều ờ miền Nam.

3

Cúc sao băng

Màu vàng

Là loại cây ưa nắng, dễ trồng, thích hợp nhất là mùa hè, không kén chọn đất.

4

Cúc họa mi

Màu trắng

Là cây ưa ánh sáng, sinh trưởng tốt trong khí hậu mát mẻ, chủ yếu trồng vào mùa thu ở miền Bắc.

5

Cúc đỏ

Màu đỏ tía

Là loại cây thân cứng, phù hợp với khí hậu mát mẻ, trồng được tại các tỉnh phía Bắc và Đà Lạt

6

Cúc đại đóa

Màu vàng, trắng, tím

Là cây ưa ánh sáng, thích hợp với khí hậu mát mẻ. Là loại cây hằng năm, mọc thành bụi, phân thành nhiều cành, hoa mọc ở đỉnh.

7

Cúc vàng Đài Loan

Màu vàng

Thân mập, thẳng, cứng, phiến lá dày. Cây có khả năng chịu nóng và chịu rét.

8

Cúc cánh mối

Vòng ngoài màu xanh, tím, trắng, hồng

Vòng trong màu vàng

Cây thân thẳng và phân nhánh. Cây cần nhiều ánh sáng, ưa đất ẩm nhưng thoát nước tốt.

9

Cúc ngũ sắc

Màu đỏ, vàng, cam, hồng, trắng

Cây thích hợp với thời tiết mát mẻ, có khả năng sinh trưởng tốt, sức đề kháng cao, không kén đất, dễ trồng.

2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa cúc

Trả lời các câu hỏi sau:

  • Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc như thế nào?
  • Yếu tố ngoại cảnh nào là quan trọng nhất đối với cây hoa cúc? Vì sao?
Bài làm:

Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc là:

  • Nhiệt độ: Cây hoa cúc có thể chịu được nhiệt độ từ 10 - 350C, nhiệt độ thích hợp nhất là 20 - 220C.
  • Ánh sáng: Cây ưa ánh sáng, lượng ánh sáng cần một ngày là 13 giờ/ ngày.
  • Độ ẩm thích hợp: độ ẩm đất 65 – 70%, độ ẩm không khí 55 – 60%
  • Đất: thích hợp với đất thịt nhẹ, tơi xốp hoặc đất phù sa nhiều mùn, độ pH từ 6 – 6,5
  • Dinh dưỡng: Bón đầy đủ phân và cân đối dinh dưỡng.

=> Trong các yếu tố ngoại cảnh trên thì yếu tố ánh sáng là quan trọng đối với cây hoa cúc vì hoa cúc phải có đủ ánh sáng mới có thể quang hợp và tích lũy được các chất dinh dưỡng.

3. Kĩ thuật nhân giống cây hoa cúc bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn)

  • Mô tả quy trình nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành
  • Vì sao nên dùng dao kéo cắt vát và cắt sát với mắt cành giâm?
Bài làm:

Quy trình nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành là:

  • Chuẩn bị: giá thể để giâm cành (trấu hun, đất màu tơi xốp), khay giâm và nhà giâm cành.
  • Giâm cành: Nhúng phần gốc cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ sau đó dùng tay cắm thẳng đứng cành giâm vào giá thể, khoảng cách cành giâm 3 – 3cm
  • Chăm sóc cành giâm: Thường xuyên tưới nước, đảm bảo độ ẩm 75 – 80%, làm sạch cỏ, phun thuốc trừ sâu. Khoảng sau 10 ngày, thì bứng cây ra trồng trong vườn hoặc chậu.
  • Bón phân: Bón đầy đủ liều lượng và cân đối, chia thành nhiều đợt. Khoảng 10 – 15 ngày bón thúc một lần.

Nên dùng dao kéo cắt vát và cắt sát với mắt cành giâm vì: để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, kích thích cây mau ra rễ.

4. Kĩ thật trồng và chăm sóc hoa cúc trong chậu

  • Loại đất, giá thể thích hợp để trồng cây hoa cúc cần đạt yêu cầu gì?
  • Hãy nêu các công việc chăm sóc cho cây hoa cúc để cây sinh trưởng và phát triển tốt?
  • Vì sao khi trồng cúc trong chậu vào thời vụ tháng 11, cần chiếu sáng bổ sung liên tục trong 10 ngày sau khi trồng?
Bài làm:
  • Loại đất, giá thể thích hợp để trồng cây hoa cúc cần đạt yêu cầu:
    • Đất phù hợp là đất thịt nhẹ, tơi xốp hoặc đất phù sa nhiều mùn, tầng canh tác dày.
    • Giá thể được trộn theo công thức: ½ đất phù sa + ¼ phân chồng + ¼ xơ dừa.
  • Các công việc chăm sóc cho cây hoa cúc để cây sinh trưởng và phát triển tốt là:
    • Mỗi ngày tưới nước 2 lần
    • Sau 2 tuần bón thúc cho cây, 10 ngày bón 1 lần.
    • Phun thuốc kích thích sinh trưởng cho cây
    • Chiếu sáng liên tục 10 ngày sau khi trồng (4h/ngày, từ 22h-2h)
    • Phòng trừ sâu bệnh cho cây.
  • Khi trồng cúc trong chậu vào thời vụ tháng 11, cần chiếu sáng bổ sung liên tục trong 10 ngày sau khi trồng để điều tiết sinh trưởng cho hoa cúc.

5. Kĩ thuật thu hái và bảo quản hoa cúc cắt cành

  • Quy trình thu hái và bảo quản hoa cúc cắt cành được thực hiện như thế nào?
  • Vì sao nên thu hoạch hoa cúc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không nên thu hoạch hoa vào giữa trưa?
  • Vì sao khi chưa tiêu thụ hoa cúc ngay thì cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ 50C, độ cẩm 90 – 95%?
Bài làm:

Quy trình thu hái và bảo quản hoa cúc cắt cành được thực hiện như sau:

  • Trước thu hái: Chăm bón hoa cúc đầy đủ chất dinh dưỡng. Trước khi cắt 1 ngày, tưới đẫm nước để cây ở trạng thái đủ nước.
  • Thu hái: Thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, dùng dao hoặc kéo cắt vạt sát gốc những cây có bông nở 2/3 cánh hoặc nở cánh vòng ngoài.
  • Xử lí sau thu hái:
    • Phân loại: Cây sau khi cắt bỏ vào xô nước sạch đem phân loại
    • Bảo quản hoa: Ngâm cành hoa vào dung dịch silverthiosulphate 0,1%, ngập cành 8 – 10cm trong 10 phút. Phun nước đẫm lá rồi gói trong bao nilon.
    • Tiêu thụ hoa: Nếu chưa tiêu thụ thì bảo quản lạnh hoa ở nhiệt độ 50C. Nếu chở đi xa thì phải xếp hoa vào thùng cáctông lớn, có đục lỗ xung quanh.

Nên thu hoạch hoa cúc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không nên thu hoạch hoa vào giữa trưa vì: Buổi sáng sớm thì cành hoa còn sung nhựa, nhiều nước hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi nước của hoa. Còn vào giữa trưa nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh.

Khi chưa tiêu thụ hoa cúc ngay thì cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ 50C, độ cẩm 90 – 95% để hoa được bảo quản hoa lâu hơn và tươi hơn.

C - D. Hoạt động luyện tập, Hoạt động vận dụng

Học sinh tự thực hiện

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm hiểu các kĩ thuật nhân giống hoa cúc khác, kĩ thuật trồng hoa cúc trên đồng ruộng, các loại sâu bệnh thường gây hại trên hoa cúc và biện pháp phòng trừ

Bài làm:

Kĩ thuật nhân giống hoa cúc khác là: Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi

Kĩ thuật trồng hoa cúc trên đồng ruộng:

  • Thời vụ trồng: 1 - 5/10. Cần theo dõi dự báo thời tiết, nếu vụ đông rét ít thì trồng muộn hơn so với thời vụ 3 - 5 ngày. Nếu vụ đông rét nhiều trồng sớm hơn 2 - 3 ngày.
  • Đất trồng: Cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, tưới tiêu thuận lợi.
  • Tiêu chuẩn cây giống: Cần mua cây giống từ các cơ sở nhân giống hoa cúc uy tín để có được cây giống trẻ về tuổi sinh lý và mập khỏe, sạch bệnh, tối thiểu có 4 - 6 rễ, cây cao 6 - 8cm.
  • Phân bón/1 sào Bắc bộ: 800 - 1.000kg phân chuồng hoai; 25 - 30kg lân supe; 4 - 5kg clorua kali; 20 - 25kg vôi bột; 2 - 3kg đạm urê và 6-7kg NPK Đầu trâu xanh 16-16-13.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc:

  • Ruộng cày phơi ải 7 - 10 ngày, làm nhỏ đất, lên luống rộng 1 - 1,2m, cao 20 - 25cm, rãnh luống 30cm. Rẽ đất mặt luống trồng cây, hàng cách hàng 14cm, cây cách cây 10cm, mật độ 1,5 - 1,7 vạn cây/sào. Trồng chìm toàn bộ phần rễ cây, nén nhẹ gốc cây, tưới nước ngày 2 lần (sáng, tối) tới khi cây bén rễ hồi xanh.
  • Phân bón lót: Vôi bột bón kết hợp cày lật đất. 50% phân chuồng + 50% phân lân trộn đều với đất mặt luống, san phẳng, tiến hành trồng cây.
    • Bón thúc lần 1: Khi cây bén rễ hồi xanh phun bón lá Siêu lân 2 lần cách nhau 7 ngày.
    • Bón thúc lần 2 (sau trồng 10 ngày): 100% lượng đạm urê + 100% lượng clorua kali pha loãng tưới.
    • Bón thúc lần 3 (sau trồng 25 ngày): 100% lượng NPK Đầu trâu, rắc mặt luống kết hợp tưới nước.
    • Bón thúc lần 4 (sau trồng 40 ngày): Hết số phân chuồng, phân lân còn lại.
    • Ngoài ra, từ sau trồng đến cây phân hóa mầm hoa, định kỳ 7 ngày/1 lần phun bón lá Atonik.

Các loại bệnh hại trên cây hoa cúc và biện pháp phòng chữa là:

Tên bệnh

Biểu hiện

Cách phòng trừ

Đốm đen

Chấm nhỏ màu nâu đen trên lá. Sau to dần thành những đốm tròn hoặc bầu dục…

Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc có hoạt chất Chlorothalonil, Azoxystrobin để phun cho cây.

Đốm nâu

Vết bệnh thường lan từ mép lá vào trong phiến lá, hình tròn hoặc hình bán nguyệt, hình bất định màu nâu xám hoặc nâu đen. Bệnh nặng vết bệnh rất lớn làm lá vàng dễ rụng.

Vệ sinh đồng ruộng, thu gom lá bệnh tiêu hủy.

Sử dụng thuốc sau để phòng trừ: Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG)

Đốm vàng

Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, màu xám nâu hoặc xám đen. Vết bệnh thường lan từ mép lá, chót lá vào trong phiến lá, xung quanh có quầng vàng rộng.

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng

Sử dụng thuốc Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG) để phòng trừ.

Héo vàng

Vết bệnh xuất hiện ở phía gốc thân, tạo thành các vết màu nâu đen, biểu bì chỗ vết bệnh hơi phình lên sau đó nứt ra, khi ẩm ướt chỗ vết nứt có lớp sợi nấm màu trắng.

Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng

Sử dụng thuốc sau để phòng trừ:

  • Dazomet (Basamid Granular 97MG);
  • Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP);

Khô lá

Lá bị bệnh biến màu, đồng thời xuất hiện các đốm vàng nhạt hoặc vàng nâu phân biệt rõ rệt với gân lá. Đốm bệnh lớn dần làm lá xoăn và khô héo.

Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá, chồi và hoa bị bệnh tiêu hủy.

Sử dụng các loại thuốc BVTV sau để phòng trừ:

  • Chitosan (Tramy 2 SL)
  • Cytokinin (Geno 2005 2 SL)

Giải bài 2: Kĩ thuật trồng hoa hồng - Sách VNEN công nghệ lớp 9 trang 15. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học trong SGK môn Công nghệ 9. Với cách làm chi tiết dễ hiểu hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn củng cố thêm kiến thức, học tốt môn Công nghệ lớp 9. Chúc các bạn học tốt

.............................................

Ngoài Soạn Công nghệ 9 bài Kĩ thuật trồng hoa cúc VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
2 2.205
Sắp xếp theo

Soạn Công nghệ 9 VNEN

Xem thêm