Soạn GDCD VNEN 9 bài 2: Tự chủ

Bài 2: Tự chủ

Soạn GDCD VNEN 9 bài 2: Tự chủ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh học tốt môn GDCD lớp 9. Mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu dưới đây

A. Hoạt động khởi động

Trò chơi "ai nhớ nhiều"

Những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người:

  • Đói cho sạch, rách cho thơm
  • Chết vinh còn hơn sống nhục
  • Ăn rách cốt cách người thương
  • Cây ngay bóng thẳng
  • Tự lực cánh sinh
  • Khó mà biết lẽ biết trời/ Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang
  • Ở hiền gặp lành
  • Tay làm hàm nhai , tay quai miệng trễ
  • Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Một giọt máu đào hơn áo nước lã....
  • Ta về ta tắm ao ta/ Dú trong dù đục ao nhà vẫn hơn
  • Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan...

Những câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính tự tin, tự giác, tự lập, tự chịu trách nhiệm là:

  • Chết vinh còn hơn sống nhục
  • Tự lực cánh sinh
  • Tay làm hàm nhai , tay quai miệng trễ
  • Ta về ta tắm ao ta/ Dú trong dù đục ao nhà vẫn hơn
  • Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan...

=> Theo em, đó là những biểu hiện của phẩm chất tự chủ của con người.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về phẩm chất tự chủ

a. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: (sgk trang 11)

  • Qua câu chuyện em hiểu thế nào là tự chủ?
  • Chi tiết nào cho em thấy Dũng là người tự chủ?
  • Hùng có phải là người tự chủ không? Vì sao
Bài làm:
  • Theo em, tự chủ là tự làm chủ được bản thân, có nghĩa là người đó làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
  • Chi tiết cho em thấy, Dũng là người tự chủ là: Dũng ngôi yên chăm chú lắng nghe người bạn thân mắng mình mà không hề đáp lại lời nào.
  • Hùng không phải là người tự chủ vì: Hùng có mẫu thuẫn hoặc hiểu nhầm với Dũng nhưng Hùng không nhẹ nhàng tìm hiểu rõ nguyên nhân mà đùng đùng đến chửi thậm tệ vào mặt Dũng. Như vậy, Hùng không kiểm soát được hành vi, lời nói của mình.

b. Trao đổi suy nghĩ

Có quan niệm cho rằng, người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.

  • Em có đồng tình với quan niệm trên không? Tại sao?
  • Nêu ví dụ về những hành động, việc làm thể hiện sự tự chủ.
Bài làm:

Em đồng tình với quan niệm trên vì: Khi mình tự chủ thì mình sẽ làm chủ và kiểm soát được mọi hành vi, hành động và lời nói của mình. Do đó, mình sẽ có hướng giải quyết mọi vấn đề một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng và êm đẹp.

Ví dụ về hành động, việc làm thể hiện sự tự chủ:

Hoa vừa đi học về chưa kịp cất sách vở đã nghe trong nhà mẹ mắng chửi xối xả. Mẹ cho là Hoa là đứa con hư đã lấy tiền mẹ cất ở tủ để mang đi chơi. Nhưng Hoa chỉ cúi mặt và không phản ứng gì cho đến khi mẹ ngừng nói. Khi đó, Hoa mới bình tĩnh hỏi mẹ tiền mẹ để đâu và số tiền mẹ mất là bao nhiêu? Đúng lúc đó, bồ Hoa vừa về và bảo lúc sáng phải đóng họ nên bố Hoa đã lấy tiền trong tủ của mẹ mà chưa kịp nói cho mẹ Hoa. Mẹ Hoa lúc đó mới vỡ ra mọi chuyện và xin lỗi Hoa.

=> Hoa là người tự chủ.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của phẩm chất tự chủ

a. Hãy đọc các biểu hiện sau và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu:

A. Không nóng nảy, vội vàng trong hành động

B. Điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau'

C. Nóng nảy, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý

D. Không quá lo lắng đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

E. Tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình

G. Thiếu cân nhắc, chính chắn

H. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng

I. Luôn hành động theo suy nghĩ của mình

K. Tự kiềm chế những ham muốn của bản thân

L. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn

M. Thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác

N. Tính bột phát trong giải quyết công việc

Tự chủ Không tự chủ Giải thích
Bài làm:
Tự chủ Không tự chủ Giải thích

A. Không nóng nảy, vội vàng trong hành động

B. Điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau

D. Không quá lo lắng đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

E. Tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình

K. Tự kiềm chế những ham muốn của bản thân

M. Thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác

C. Nóng nảy, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý

G. Thiếu cân nhắc, chính chắn

H. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng

I. Luôn hành động theo suy nghĩ của mình

L. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn

N. Tính bột phát trong giải quyết công việc

Các biểu hiện A, B,D,E,K,M là tự chủ vì làm chủ được bản thân, làm chủ được những hành vi, hành động, thái độ, tình cảm của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.

Các biểu hiện C, G, H, I, L,N là chưa tự chủ vì chưa làm chủ được bản thân, họ còn sợ bị thất bại, chán nản, thiếu chín chắn, và còn có tính nóng nảy, bột phát.

b. Cùng chia sẻ:

En hãy trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh suy nghĩ của mình về phẩm chất tự chủ và các biểu hiện của phẩm chất tự chủ?

Bài làm:

Phẩm chất tự chủ là một trong những phẩm chất quý giá của con người. Nhờ có tính tự chủ mà con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá hơn. Đồng thời, nó cũng giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.

Theo em, các biểu hiện của phẩm chất tự chủ là:

  • Thái độ bình tĩnh tự tin.
  • Biết tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình,
  • Biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

3. Tìm hiểu ý nghĩa của sự tự chủ

a. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi (Trang 13 sgk)

  • Chi tiết nào trong câu chuyện nói về tự chủ?
  • Tự chủ mang lại cho chúng ta điều gì?
Bài làm:
  • Chi tiết trong câu chuyện nói về tự chủ là: Vị vua thích hai bức tranh, mỗi tranh có một vẻ đẹp riêng, những sau đó ông từ từ phân tích hàm ý của mỗi bức tranh và cuối cùng ông chọn cho mình một bức tranh đẹp nhất.
  • Tự chủ mang lại cho chúng ta cách sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá. Đồng thời, tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.

b. Cùng suy ngẫm và trao đổi

Tự chủ sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích gì?

Chúng ta sẽ như thế nào nếu không làm chủ được bản thân?

Bài làm:

Những lợi ích của tự chủ mang lại cho chúng ta là:

  • Giúp chúng ta sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
  • Giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường để vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.

Nếu không làm chủ được bản thân thì chúng ta sẽ có những suy nghĩ và hành vi thiếu chính chắn, mang tính bồng bột, do đó dễ mắc phải những sai lầm và cám dỗ trong cuộc sống.

4. Rèn luyện để trở thành người có phẩm chất tự chủ

a. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi (sgk trang 14)

  • Em có suy nghĩ gì về hành động của Lan?
  • Theo em, Lan cần làm gì để hạn chế việc lạm dụng điện thoại?
Bài làm:

Em thấy hành động của Lan như vậy là chưa có tính tự chủ. Trong tình huống này, Lan đã không làm chủ được hành động của mình, vì có chiếc điện thoại mới mà Lan đã lơ là việc học cũng như không giao lưu, vui chơi với bạn bè trong lớp.

Theo em, để hạn chế việc lạm dụng điện thoại, Lan nên để điện thoại ở nhà và không mang đến trường, đồng thời, Lan nên đề ra cho mình mỗi ngày sử dụng điện thoại trong thời gian bao lâu và với mục đích chính đáng nào. Còn thời gian ở lớp, Lan nên chú tâm vào học bài và vui chơi cùng các bạn để có những hoạt động lành mạnh.

b. Cùng chia sẻ:

Chúng ta cần làm gì để trở thành một người tự chủ? Hãy viết ra những điều em cần rèn luyện để có thể tự chủ tốt hơn

Bài làm:

Những điều em cần rèn luyện để có thể tự chủ tốt là:

  • Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động
  • Xem xét thái độ,lời nói hành động và việc làm của mình đúng hay sai.
  • Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa mỗi khi mình sai

C. Hoạt động luyện tập

1. Thảo luận về tự chủ

a. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp

  • Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
  • Theo em, người có tính tự chủ cần phải có suy nghĩ và hành động như thế nào?
Bài làm:
  • Em không đồng ý với quan điểm đó vì người tự chủ là người làm chủ hành vi, thái độ và hành động của mình trong mọi hoàn cảnh và tình huống của cuộc sống.
  • Theo em, người có tính tự chủ là người có suy nghĩ thấu đáo và hành động đúng đắn, không bồng mang tính bồng bột và xốc nổi...

b. Em hãy trao đổi và thảo luận với bạn về việc: Làm thế nào để bạn có thể tự chủ mà mọi người vẫn cảm thấy bạn hòa đồng, hòa đồng nhưng bạn không bị rủ rê, lôi kéo vào việc xấu?

Bài làm:

Theo em, người ta ghét hay quý mình đều xuất phát từ cách mình đối xử với họ. Do đó, trong xã hội, mình không nên tỏ thái độ với bất cứ một người nào dù mình không thích họ. Mà mình nên có cách ứng xử khéo léo, phù hợp với những đối tượng khác nhau. Mình cứ sống hòa động vui vẻ với mọi người thì mọi người sẽ hòa đồng lại với mình. Mình sống tốt, sống không toan tính, vu lợi thì người khác cũng sẽ không nỡ làm hại mình.

2. Rèn luyện tính tự chủ

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1: (sgk trang 15)

  • Em có suy nghĩ gì về trường hợp của bạn Tuấn?
  • Theo em, bạn Tuấn cần làm gì để thoát khỏi sự cám dỗ của Facebook?
Bài làm:

Qua tình huống trên em thấy, bạn Tuấn là người đã nghiện Facebook, bạn ấy bị Facebook tiêu khiển nên không thể kiểm soát được hành động của mình.

Theo em, để thoát khỏi sự cám dỗ của Facebook, bạn Tuấn nên thay thời gian lên Facebook bằng cách đi ra ngoài tham gia các hoạt động tập thể hoặc thể dục thể thao như đá bóng, đá cầu hay bóng chuyền... cùng các bạn khác. Như vậy, khi bị hấp dẫn bởi các trò chơi ấy thì bạn Tuấn sẽ quên đi Facebook. Hơn nữa, những hoạt động lành mạnh này lại giúp cho bạn ấy có một sức khỏe tốt và dẻo dai.

Tính huống 2:

Đang ngồi trong lớp nghe cô giáo giảng bài, Hà chợt nhớ ra chuyện gì đó muốn nói ngay với Mai, nhưng lại đắn đo, ngập ngững vì sợ cô giáo phạt. Nhưng chuyện này mới lắm, cần thiết lắm. Biết làm thế nào đây?

  • Nếu em là Hà, em sẽ làm thế nào?
  • Đã khi nào em ở vào trường hợp như Hà chưa? Em đã làm gì để vượt qua tình huống trên?
Bài làm:

Nếu em là Hà, em sẽ không nói chuyện riêng trong giờ học với Mai. Vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập và ảnh hưởng đến Mai và các bạn xung quanh. Thay vào đó, em sẽ dành để giờ ra chơi kể cho Mai nghe. Nếu sợ quên, em sẽ ghi tiêu đề mình muốn kể lại tờ giấy nháp để ra chơi nhìn vào có thể nhớ lại và kể cho bạn.

Em chưa rơi vào tình huống như Hà, em chỉ gặp trường hợp vô tình em nhớ lại một câu chuyện hay muốn kể cho bạn, nhưng em để dành ra chơi mới kể cho các bạn nghe.

D. Hoạt động vận dụng

1. Cùng chia sẻ

a. Em sẽ hành động như thế nào khi gặp phải những tình huống sau:

1. Em đang ngồi ung dung nghe nhạc trên xe bus thì có một cụ già và em nhỏ bước lên xe.

2. Minh rất ngại rửa bát. Thường ngày, ăn cơm xong mẹ thường rửa bát giúp Minh để Minh có thêm giời gian học tập. Hôm nay, nhà có khách nên mẹ không giúp Minh được. Một chậu bát lớn đang chờ Minh mà Minh rất muốn trì hoãn việc này.

3. Đôi lúc em thấy mình đang nghi ngờ ai đó về những điều lặt vặt, hoặc có những ý nghĩ tiêu cực. Em đã cố gắng để không làm cho suy nghĩ đó tăng lên nhưng thật khó có thể làm được?

Bài làm:

1. Em đang ngồi ung dung nghe nhạc trên xe bus thì có một cụ già và em nhỏ bước lên xe.

=> Em sẽ bỏ tai nghe ra, đứng dậy lễ phép mời ông cụ và em bé ngồi vào chỗ ghế của mình

2. Minh rất ngại rửa bát. Thường ngày, ăn cơm xong mẹ thường rửa bát giúp Minh để Minh có thêm giời gian học tập. Hôm nay, nhà có khách nên mẹ không giúp Minh được. Một chậu bát lớn đang chờ Minh mà Minh rất muốn trì hoãn việc này.

=> Trong trường hợp này, em sẽ nghĩ là lâu nay mẹ luôn làm giúp mình sao mình hôm nay không thể làm giúp mẹ. Từ đó sẽ giúp em có động lực để em rửa xong chậu bát lớn.

3. Đôi lúc em thấy mình đang nghi ngờ ai đó về những điều lặt vặt, hoặc có những ý nghĩ tiêu cực. Em đã cố gắng để không làm cho suy nghĩ đó tăng lên nhưng thật khó có thể làm được

=>Lúc đó, em sẽ cố gắng suy nghĩ thoáng hơn, nghĩ về những điều tốt đẹp hơn, lạc quan hơn và cho đó là suy nghĩ không đúng của mình do mình ảo tưởng quá thôi.

b. Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ?

Bài làm:

Theo em, học sinh cần phải rèn luyện tính tự chủ bằng cách:

  • Phải tập điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sông văn hoá: bình tĩnh, ôn hoà, lễ độ;
  • Tập suy nghĩ trước và sau khi hành động;
  • Phải hạn chế những đòi hỏi, mong muôn hưởng thụ cá nhân và xa lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xâu;
  • Sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
  • Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể;
  • Kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt;

2. Tìm hiểu ý nghĩa câu cả dao

Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang A4 để chia sẻ suy nghĩ của em về ý nghĩa câu ca dao trên?

Bài làm:

Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

là một trong những câu như thế.

Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, không bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.

Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.

Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.

Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.

Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Đọc câu chuyện của bà Tâm và bạn N trong bài 2 sgk giáo dục công dân 9. Hãy phân tích các hành vi tự chủ và chưa tự chủ của các nhân vật trong câu chuyện, từ đó rút ra những bài học cho bản thân?

Bài làm:

Hành vi tự chủ và chưa tự chủ của các nhân vật trong câu chuyện:

  • Bà Tâm: Làm chủ được tình cảm, thái độ, hành vi, việc làm của mình.
  • N: Không làm chủ được tình cảm, thái độ, hành vi, việc làm của mình.

=> Rút ra bài học: Em thấy, bản thân em và mỗi người cần rèn cho mình để có đức tính tự chủ. Vì đó là một đức tính quý giá, giúp cho con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức và có văn hóa. Và nó giúp cho con người vượt qua những khó khăn và cám dỗ.

Soạn bài 2: Tự chủ - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 11. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học. Chúc các bạn học tốt

.......................................................................

Ngoài Soạn GDCD VNEN 9 bài 2: Tự chủ. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 2.247
Sắp xếp theo

Soạn GDCD 9 VNEN

Xem thêm