Soạn bài Sự tích Hồ Gươm ngắn gọn

Soạn Văn 6: Sự tích Hồ Gươm ngắn gọn trọn bộ 2 sách mới Cánh Diều và Chân trời sáng tạo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn học sinh tham khảo hiểu rõ về ý nghĩa lịch sử, sự tích Hồ Gươm của nhân dân ta giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6. Các thầy cô tham khảo chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

I. Soạn Sự tích Hồ Gươm Chân trời sáng tạo ngắn gọn

1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Giới thiệu về Hồ Gươm:

- Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có diện tích khoảng 12 ha.

- Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.

- Xung quanh Hồ Gươm có nhiều di tích nổi tiếng như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên…

1. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo quá trình thử thách để nghĩa quân hiểu và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần.

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" rằng cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và cần phải hoàn trả lại.

3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường.

- Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết: thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đọc lại văn bản chi tiết cho mượn gươm và đòi lại gươm để xác định không gian và thời gian.

Câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn và dài lâu.

- Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.

=> Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự hợp sức đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.

Câu 4 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ, việc Lê Lợi trả gươm thần còn thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa.

- Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện tư tưởng sống với thái độ biết ơn, có vay có trả của dân tộc ta.

Câu 5 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: minh công, bệ hạ.

- Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:

"Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ".

Câu 6 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết :

- Là tác phẩm được lưu truyền trong dân gian

- Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử

- Có sử dụng các yếu tố kì ảo

- Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân

Tham khảo bài soạn chi tiết: Soạn Sự tích Hồ Gươm Chân trời sáng tạo

II. Soạn Sự tích Hồ Gươm Cánh Diều ngắn gọn

1. Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm

Giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

2. Soạn văn 6 Sự tích Hồ Gươm

Câu hỏi giữa bài

Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?

Đáng chú ý ở chỗ cả ba lần Thận đều cất được một thanh sắt.

Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?

Minh họa cho nhân vật: Lê Thận và sự việc kéo lưới 3 lần đều được một thanh sắt (lưỡi gươm thần).

Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.

- Các chi tiết kì ảo trong văn bản là:

+ Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm

+ Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ: "Thuận Thiên"

+ Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa

+ Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in

+ Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.

+ Rùa Vàng lên đòi gươm.

Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

Gươm thần giúp nghĩa khí của nghĩa quân dâng cao, giúp nghĩa quân tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế và giành thắng lợi vẻ vang.

Phần 5 nhằm giải thích điều gì?

Phần 5 giải thích cho tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Gợi ý

Sự việc chính:

- Quân Minh sang xâm lược nước ta.

- Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn.

- Lê Thận kéo được lưỡi gươm báu.

- Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc.

- Trong tay Lê Lợi thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía.

- Lê Lợi lên ngôi vua.

- Một năm sau Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm báu.

- Lê Lợi trả gươm ở hồ Tả Vọng.

- Hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm

Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Gợi ý

- Theo em nhân vật nổi bật trong truyện là Đức Long Quân.

- Nhân vật này có đặc điểm là yêu nước, thương dân, đã cho mượn gươm thần để nhân dân ta chiến đấu và đây còn là người yêu chuộng hòa bình, ngài muốn Lê Lợi dùng chính năng lực của mình để cai quản đất nước khi chiến tranh kết thúc.

Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Gợi ý

Chi tiết liên quan tới lịch sử:

- Giặc Minh đô hộ nước ta.

- Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu vùng lên chiến thắng giặc Minh vang dội.

Chi tiết hoang đường kì ảo:

- Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có khắc chữ "thuận thiên".

- Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà.

- Chuôi gươm nằm ở trên ngọn cây đa.

- Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in

- Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.

- Rùa Vàng lên đòi gươm.

Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Gợi ý

Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

- Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm.

- Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa.

- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình.

Các bạn tham khảo các bài Soạn Sự tích Hồ Gươm sách Cánh Diều mới như sau:

Chuyên mục sách Ngữ văn lớp 6 mới

Tại đây các bạn có thể tham khảo đầy đủ bài soạn của 3 bộ sách mới cả năm học. Các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài giảng, bài soạn cho mình.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
250 28.214
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Huỳnh Thùy Trang
    Huỳnh Thùy Trang de hieu do 
    Thích Phản hồi 12/10/20

    Soạn Văn 6 Cánh Diều

    Xem thêm