Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn

Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn được VnDoc giới thiệu với các bạn bao gồm lời giải ngắn gọn cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 trang 90, giúp các bạn dễ dàng chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Bài soạn Văn 8 với lời giải ngắn gọn súc tích giúp các em nắm rõ kiến thức về tác phẩm Hai cây phong, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn 8.

Tóm tắt tác phẩm Hai cây phong

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

Bố cục tác phẩm Hai cây phong

- Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (còn lại): Kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Soạn bài Hai cây phong

Câu 1 trang 100 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Hai mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” đan xen lồng vào nhau:

- “Tôi” là người kể chuyện, là một họa sĩ đứng ở hiện tại để kể hai cây phong.

- “Chúng tôi” là người kể nhân danh cho “cả bọn con trai” ngày trước, người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

* Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.

Câu 2 trang 100 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

- Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

+ Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

+ Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

- Ngòi bút đậm chất hội họa:

+ Đường nét phóng khoáng: Đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

+ Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: Sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3 trang 101 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

- Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

- Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4 trang 101 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

- Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

- Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

- Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

- Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.

...................................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn. Để xem bài soạn những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn Ngữ văn 8 theo từng bài, giúp các em biết cách soạn văn 8, từ đó học tốt Văn 8 hơn.

Ngoài tài liệu trên, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Bài tiếp theo: Soạn văn 8 bài Nói quá

Đánh giá bài viết
65 15.551
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    mình thích truyện này lắm

    Thích Phản hồi 03/11/22

    Soạn Văn 8

    Xem thêm