Soạn Văn 8 bài Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự VNEN

Soạn Văn 8 VNEN bài 5: Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và đăng tải để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về khái niệm, cách sừ dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. Hoạt động khởi động

1. Tìm các từ ngữ có cùng nghĩa nhưng được sử dụng ở các vùng miền khác nhau.

Bài làm:

Miền Bắc

Miền Nam

Lợn

Heo

Ngô

Bắp

Dứa

Thơm

Quả quất

Quả tắc

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về từ ngữ địa phương

a. Nêu ý nghĩa các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây:

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

(Hồ Chí Minh)

- Mặt trời của bắp thì nằm trên Đồi

Mặt trời của mẹ, Em nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm)

- Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế

Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế

(Bằng Việt)

b. Trong các từ in đậm trên, những từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến toàn dân?

c. Đọc thông tin sau, nêu sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân:

2. Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là những từ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

Bài làm:

a. Nghĩa của các từ "bắp, bẹ, ngô" là: cây lương thực, thân thẳng, quả có dạng hạt tụ lại thành bắp ở lưng chừng thân, hạt dùng để ăn.

b.

  • "bẹ" là từ ngữ địa phương (miền Bắc)
  • "bắp" là từ ngữ địa phương (miền Nam)
  • "ngô" là từ ngữ toang dân được dùng phổ biến, rộng rãi.

c, Sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân là ở phạm vi sử dụng:

  • Từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
  • Từ ngữ toàn dân là từ được mọi người hiểu và sử dụng rộng rãi và phổ biến

3. Tìm hiểu về biệt ngữ xã hội

a. Tìm những từ ngữ chỉ mẹ trong đoạn trích sau và giải thích sự khác nhau trong việc sử dụng những từ ngữ đó (tham khảo chú thích văn bản Trong lòng mẹ):

Nhưng đời nào tình thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm...... mợ cháu cũng về.

Bài làm:

a. Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ nhưng đều có nghĩa chỉ mẹ.

Sự khác nhau trong hai cách sử dụng đó là “mẹ” là cách gọi khi tự nói với lòng mình, gọi phổ biến chung, còn gọi “mợ” khi nói với người cô, đó là cách gọi trước Cách mạng tháng Tám.

b. Thực hiện yêu cầu dưới đây:

(1) Nêu ý nghĩa của từ in đậm:

Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài kiểm tra

Trúng tủ, cậu ta nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp

(2) Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ in đậm trên đấy?

Bài làm:

(1) Ý nghĩa từ in đậm

  • ngỗng tức là bị điểm 2
  • trúng tủ: tức là đề bài ra đúng câu đã học, đã chuẩn bị

(2) Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ in đậm trên đây là tầng lớp xã hội học sinh, sinh viên

c. Đọc thông tin sau, nêu sự khác biệt ngữ xã hội với từ ngữ toàn dân:

Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Bài làm:

Sự khác biệt ngữ xã hội với từ ngữ toàn dân ở phạm vi sử dụng: biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất đinh còn từ ngữ toàn dân là từ mà mọi người hiểu và được sử dụng rộng rãi

d. Thảo luận để trả lời các câu hỏi: chỉ nên sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội trong các tình huống nào? Vì sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

Bài làm:
  • Trong các thơ, văn tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bởi những từ ngữ đó tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội.
  • Nếu lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội sẽ làm cho người nghe, người đọc khó hiểu, gây trở ngại trong giao tiếp.

e. Giải thích tại sao trong các ví dụ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.

Ví dụ

Giải nghĩa từ

Đồng chí mô nhớ nữa

Kể chuyện Bình Trị thiên

Cho bầy tui nghe ví

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

Thưa trong nớ hiện chứ vô cùng gian khổ

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri

Môi: nào

Bầy tui: chúng tôi

Ví: với

Nớ: ấy, đó, đấy

Hiện chừ: bây giờ

Ra ri: như thế này

(đó là biệt ngữ địa phương Quảng Trị, Bình Trị, Thừa thiên Huế)

Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

Cá: ví tiền

Dầm thượng: túi áo trên

Mõi: lấy cắp

(đó là biệt ngữ xã hội)

Bài làm:

Trong các đoạn thơ, đoạn văn, tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bởi những từ ngữ đó tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội.

4. Tóm tắt văn bản tự sự

a. Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi: thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

  • Ghi lại đầy đủ chi tiết của văn bản tự sự
  • Ghi lại một cách ngắn gọn đầy đủ nội dung chính của văn bản tự sự
  • Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự
  • Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự

b. Đọc văn bản tóm tắt dưới đây và trả lời câu hôi:

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái xinh đẹp... thất bại

(1) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào, có nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt hay không?

(2) Văn bản được tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc,...).

c. Sắp xếp lại các ý sau theo trình tự hợp lí về các bước tóm tắt văn bản tự sự:

  • Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản
  • Viết thành văn bản tóm tắt
  • Xác định nội dung chính cần tóm tắt
  • Sắp xếp các nội dung cần tóm tắt theo trình tự hợp lí
Bài làm:

a. Lựa chọn đáp án: tóm tắt văn bản tự sự là

  • Ghi lại một cách ngắn gọn đầy đủ nội dung chính của văn bản tự sự

b. (1) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nội dung của đoạn văn đã tóm tắt được nội dung của truyện

(2) Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

  • Văn tóm tắt trên có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc
  • Văn tóm tắt trên có lời văn khác với văn bản gốc
  • Văn bản tóm tắt trên có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm, nhưng đều là nhân vật chính.

c. Các bước tóm tắt văn bản

  • Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu chủ đề văn bản
  • Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt
  • Bước 3: Sắp xếp nội dung cần tóm tắt theo trình tự hợp lí.
  • Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

a. Tìm các từ ngữ địa phương nơi em đang ở hoặc bùng khác mà em biết và nêu từ ngữ toàn dân tương ứng (theo mẫu)

STT

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

1

Má, u, bầm

Mẹ

2

Bài làm:

a.

STT

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

1

Má, u, bầm

Mẹ

2

Mãng cầu

na

3

Đậu phộng

Lạc

4

Cây viết

bút

5

Vừng

6

Ba, tía, cậu

Bố

b. Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh và của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ địa đó. Viết vào phiếu học tập

Từ nghĩa của tầng lớp học sinh

Từ ngữ

Nghĩa

Ngỗng

Điểm 2

Từ ngữ của tầng lớp

Bài làm:

Từ nghĩa của tầng lớp học sinh

Từ ngữ

Nghĩa

Ngỗng

Điểm 2

Chém gió

Nói linh tinh, nói phét không đúng sự thật

Phao

Tài liệu để chép trong giờ kiểm tra, thi cử

Trứng ngỗng

Điểm 0

Từ ngữ của tầng lớp a vua quan trong triều đình phong kiến xưa

Trẫm

vua

Khanh

Vua gọi các quan đại thần

Long thể

Sức khỏe của vua

Ái khanh

Người được vua yêu quý

c. Xác nhận tình huống nên hoặc không nên sử dụng từ ngữ địa phương

(Đánh dấu X vào cột nên hoặc không nên trong văn bản)

Tình huống

Sử dụng từ ngữ địa phương

Nên

Không nên

Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương

Người nói chuyện với mình là người địa phương khác

Khi phát biểu ý kiến với lớp

Khi làm bài tập làm văn

Khi viết về đơn từ, báo cáo gửi thầy cô giáo

Khi nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng việt

Bài làm:

Tình huống

Sử dụng từ ngữ địa phương

Nên

Không nên

Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương

x

Người nói chuyện với mình là người địa phương khác

x

Khi phát biểu ý kiến với lớp

x

Khi làm bài tập làm văn

x

Khi viết về đơn từ, báo cáo gửi thầy cô giáo

x

Khi nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng việt

x

2. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

a. Dựa vào truyện Lão Hạc sắp xếp các sự việc được liệt kê dưới đây theo diễn biến của các câu chuyện

STT

Sự việc

Các điều chỉnh

Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

Lão mang tiền dành dụm được gửi óng giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.

Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.

Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.

Cuộc sống mỏi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.

Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội.

Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.

Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo

Bài làm:

STT

Sự việc

Các điều chỉnh

1

Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.

2-1-4-3-6-5-8-7-9

2

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

3

Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.

4

Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.

5

Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.

6

Cuộc sống mỏi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.

7

Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội.

8

Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.

9

Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo

b. Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Em thấy cần bổ sung hay bỏ bớt sự việc nào?

c. Tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng.

Bài làm:

b. Bảng liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc.

c. Tóm tắt:

Lão Hạc có một hoàn cảnh khó khăn, vợ mất sớm, con trai lão vì nghèo không cưới được vợ đã bỏ đi phu đồn điền cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn, sống cô độc, chỉ có một con chó làm bạn. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

D. Hoạt động vận dụng

1. Liệt kê những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng).

Bài làm:

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm và ghi lại một số câu thơ, ca dao, hò vè của địa phương em

2. Em nhận xét gì về cách tóm tắt văn bản khi đọc đoạn tóm tắt truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài dưới đây?

Truyện Dế mèn phưu lưu kí gốm 10 chương..............hưởng ứng nhiệt liệt

Bài làm:

1. Học sinh tự làm.

2. Cách tóm tắt trên rất mạch lạc, chi tiết, các nhân vật và sự kiện chính đều được tác giả tóm tắt một cách đầy đủ giúp người đọc dễ nắm bắt câu chuyện một cách nhanh nhất

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh soạn bài Soạn Văn 8 VNEN bài 5: Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự, hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 1.125
Sắp xếp theo

Soạn Công nghệ 8 VNEN

Xem thêm