Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ngắn gọn

Soạn Văn 9 bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9. Tài liệu được biên soạn ngắn gọn dễ hiểu giúp các em nhanh chóng ghi nhớ bài học, có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi đến lớp.

I. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

(Trang 22 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc các đề bài sau ...

a. Các đề bài đã đưa ra có điểm giống nhau là những sự việc, hiện tượng tốt thì ca ngợi, biểu dương; những sự việc, hiện tượng không tốt thì phê phán, nhắc nhở. Các đề thường có mệnh lệnh làm bài: Nêu nhận xét, Nêu ý kiến, Bày tỏ thái độ...

b. Đề bài tương tự:

- Nêu nhận xét, suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá trong trẻ vị thành niên ở Việt Nam những năm gần đây.

- Xã hội nước ta còn nhiều trẻ em lang thang vùng rừng núi không được đi học, chịu nhiều thiệt thòi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”:

- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

- Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.

- Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).

- Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.

2. Lập dàn bài

Các em đọc kĩ gợi ý và dàn bài trong SGK để viết bài.

Luyện tập

Lập dàn bài cho đề 4, mục I.

Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh...)

Thân bài:

- Con người và thái độ học tập: Nhà nghèo, không được đến trường mà vẫn học giỏi, ông rất quý trọng việc học.

- Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.

Kết bài: Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và có lòng tự trọng.

III. Dàn ý nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Dàn ý Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện game online.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Thị trường Game online rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online.

Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức và chất lượng.

Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online

Nếu ngày trước, game online được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động.

b. Nguyên nhân

Sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ: Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop.

Tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game, nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,…

c. Hậu quả

Sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.

Nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn: trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game…

Ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm.

d. Giải pháp

Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…

Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của game online.

Pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn.

3. Kết bài

Khái quát lại những tác hại của việc nghiện game online và rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…

Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

c. Hậu quả

Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

d. Giải pháp

Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận bàn về tình trạng nói dối ở giới trẻ ngày nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình trạng nói dối ở giới trẻ ngày nay. (Học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm phù hợp với năng lực của bản thân mình).

2. Thân bài

a. Thực trạng

Các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;...

Nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do chính bản thân mỗi người có suy nghĩ và hành động lệch lạc, vì những thú vui phù phiếm phía trực mà không màng đến những hậu quả phía sau nó.

Khách quan: do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ, sự lỏng lẻo của nhà trường mà môi trường xung quanh nhiều người xấu, có thói quen nói dối tác động vào và hình thành thói quen xấu này cho các em.

c. Hậu quả

Các em dần hình thành tính cách xấu, thói quen nói dối ban đầu là nói dối những điều nhỏ nhặt, sau lớn dần thành nói dối những việc lớn hơn thậm chí là lừa đảo.

Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác.

Một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm.

d. Giải pháp

Mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp.

Gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực.

Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (tình trạng nói dối ở giới trẻ ngày nay) và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống hiện nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển. Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nặng nề: khói bụi ô nhiễm dày đặc ở các thành phố lớn, rừng bị tàn phá nặng nề, đất có hiện tượng thoái hóa, bạc màu.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: Do ý thức của con người còn kém, chúng ta chưa có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên, bên cạnh đó còn do lòng tham của con người mà không có biện pháp xử lí chất thải cẩn thận cũng như đánh bắt sinh vật trên biển quá đà.

Khách quan: do thiên tai, thảm họa của tự nhiên dẫn đến tình trạng thiên nhiên, môi trường sống bị phá hủy. Do các cấp chính quyền, nhà nước chưa có những biện pháp thực sự nghiêm minh để xử lí những hành vi vi phạm cũng như có những biện pháp bảo vệ môi trường hiện quả.

c. Hậu quả

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Con người mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.

Ô nhiễm môi trường gây mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

d. Giải pháp

Trước hết, mỗi người tự có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống xung quanh mình.

Nhà nước đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ, xử lí vi phạm đối với cá nhân,t ổ chức gây ô nhiễm môi trường. Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải... hiện nay.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

-----------------------------

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu Ngữ văn khác như Văn mẫu, Bài tập làm văn, Nghị luận xã hội, Tóm tắt tác phẩm, Tác giả - Tác phẩm được cập nhật liên tục trên VnDoc. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm tài liệu lớp 9 đầy đủ các môn học sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đánh giá bài viết
22 16.396
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm