Soạn VNEN Công nghệ 7 bài 9: Giới thiệu chung về ngư nghiệp

Giải VNEN Công nghệ 7 bài 9: Giới thiệu chung về ngư nghiệp - Sách VNEN công nghệ lớp 7 trang 57 - bao gồm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học một cách chi tiết, dễ hiểu. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

  • Hoạt động ngư nghiệp cho ta những sản phẩm nào? Những sản phẩm này được sử dụng để làm gì?
  • Ngư nghiệp có vai trò, lợi ích như thế nào đối với con người và xã hội?
Bài làm:
  • Hoạt động ngư nghiệp cho ta những sản phẩm: cá, tôm, mực, nước mắm, các loại mắm, dầu cá,...
  • Những sản phẩm này được sử dụng để làm thức ăn, nước chấm... cung cấp nhiều chất đạm có lợi cho sức khỏe con người.
  • Ngư nghiệp có vai trò, lợi ích quan trọng đối với con người và xã hội là:
    • Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe con người.
    • Cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
    • Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao
    • Tạo công ăn, việc làm cho người lao động.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Vai trò của ngư nghiệp

Ngư nghiệp có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế?

Sắp xếp những bức ảnh A, B, C, D, E, G ở hình 9.1 vào các hoạt động chủ yếu trong ngư nghiệp cho phù hợp:

Các hoạt động chủ yếu trong ngư nghiệp Gồm các bức ảnh
Nuôi thủy sản  
Đánh bắt, khai thác thủy sản  
Chế biến, bảo quản thủy sản  
Xuất khẩu thủy sản  

Giải VNEN Công nghệ 7

Bài làm:

Đối với con người và nền kinh tế, ngư nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng:

  • Ngư nghiệp cung cấp các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm dễ tiêu, chất khoáng, ít chất béo, có lợi cho sức khỏe con người.
  • Ngư nghiệp cung cáp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
  • Cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.
  • Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản
  • Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Sắp xếp những hình ảnh phù hợp:

Các hoạt động chủ yếu trong ngư nghiệp Gồm các bức ảnh
Nuôi thủy sản Hình G
Đánh bắt, khai thác thủy sản Hình B
Chế biến, bảo quản thủy sản Hình A, Hình D, Hình E
Xuất khẩu thủy sản Hình E

Phát triển ngư nghiệp đem lại những lợi ích gì cho đất nước và người lao động? Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:

A. Khai thác triệt để các nguồn lợi thủy, hải sản

B. Làm tăng nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe

C. Cải thiện đời sống kinh tế của người nông dân và ngư dân.

D. Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

E. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động

Bài làm:

Phát triển ngư nghiệp đem lại những lợi ích cho đất nước và người lao động là:

B. Làm tăng nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe

C. Cải thiện đời sống kinh tế của người nông dân và ngư dân.

D. Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

E. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động

2. Vài nét về ngư nghiệp và triển vọng ngư nghiệp ở nước ta

  • Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngư nghiệp?
  • Nêu những hiểu biết của em về động vật thủy sản được xuất khẩu nhiều ở nước ta?
  • Địa phương em có lợi thế nào để phát triển ngư nghiệp không? Nếu có hãy chia sẻ với bạn những lợi thế đó?
Bài làm:

Những lợi thế để phát triển ngư nghiệp ở nước ta là:

  • Có 3260km đường bờ biển
  • Có nhiều ao, hồ, sông suối, ruộng nước, kênh rạch,... để nuôi trồng thủy sản.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  • Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...

Những hiểu biết của em về động vật thủy sản được xuất khẩu nhiều ở nước ta là:

Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản ở nước ta đang tiếp tục tăng trưởng khá. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh... Trong đó:

  • Xuất khẩu tôm vẫn giữ vị trí là mặt hàng xuất khẩu số 1, chiếm 39,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta.
  • Vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 là cá tra. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước ĐBSCL, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
  • Xuất khẩu cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, đạt trên 39,2 nghìn tấn, trị giá trên trên 111 triệu USD, có mức tăng trưởng cao hơn so với các năm trước.
  • Xuất khẩu cá các loại là mảng hàng hóa quan trọng luôn giữ mức tăng trưởng khá.

=> Các loại động vật thủy hải sản được xuất khẩu ở nước ta đa số là tốt, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh, không độc hại. Các chất dinh dưỡng từ đồng vật rất bổ dưỡng, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người.

Lợi thế để địa phương em phát triển ngư nghiệp là:

  • Có nhiều sông, ngòi, ao, hồ
  • Người dân chịu thương, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm

=> Hiện nay, địa phương em đang phát triển và mở rộng quy mô nuôi cá, tôm...

3. Một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động nuôi trồng thủy sản

  • Các đặc điểm chủ yếu của nuôi trồng thủy sản có gì giống và khác so với các đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi?
  • Muốn nuôi thủy sản đạt kết quả, cần phải làm thế nào?
Bài làm:

Các đặc điểm chủ yếu của nuôi trồng thủy sản giống và khác so với đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi là:

Giống nhau:

  • Đều sử dụng thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo
  • Đều phụ thuộc vào môi trường tự nhiên

Khác nhau:

Chăn nuôi Thủy sản
Môi trường sống: Trên cạn (chuồng, trại) Môi trường sống: Dưới nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ)
Đối tượng: trâu, bò, lợn, gà, dê, cừu, thỏ,... Đối tượng: cá, tôm, cua, lươn, ốc, ba ba,...

Có thể kiểm soát được dịch bệnh và chữa trị

Không thể chữa được khi có dịch bệnh dẫn đến gây chết hàng loạt

Muốn nuôi thủy sản đạt kết quả cao, cần phải:

  • Tìm hiểu, chọn đúng loại giống nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
  • Làm sạch nguồn nước trước khi thả con giống
  • Cho ăn đúng kĩ thuật và đủ liều lượng, nguồn thức ăn đảm bảo.
  • Thường xuyên kiểm tra màu nước để kịp thời xử lí khi nước có hiện tượng bất thường.
  • Chú ý phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc giống nuôi cẩn thận.

4. Một số hình thwucs nuôi thủy sản chủ yếu

  • Hình thức nuôi thủy sản nào là phổ biến nhất ở nước ta?
  • Ở địa phương em thường nuôi loại thủy sản nào? Nuôi theo hình thức nào?
  • Ghi vào chỗ trống (...) dưới mỗi hình ảnh trong hình 9.2 tên hình thức nuôi thủy sản cho phù hợp.

Giải VNEN Công nghệ 7

Bài làm:
  • Ở nước ta, hình thức nuôi thủy sản phổ biến là:
    • Nuôi trong các lĩnh vực nước tĩnh
    • Nuôi trong lồng, bè ở các mặt nước lớn
    • Nuôi chắn sáo, đăng quầng
  • Ở địa phương em thường nuôi cá. Hình thức nuôi cá chủ yếu là nuôi trong các vực nước tĩnh.
  • Điền vào chỗ chấm (...):

Giải VNEN Công nghệ 7

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Em hãy đánh dấu X vào các ô Nên hoặc Không nên cho phù hợp với câu hỏi sau:

Làm thế nào để phát huy tiềm năng ngư nghiệp của nước ta?

STT Biện pháp Nên Không nên
1 Giảm bớt diện tích đất trồng trọt để chuyển sang nuôi trồng thủy sản    
2 Nuôi nhiều giống thủy sản có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta    
3 Tập trung khai thác các nguồn lợi thủy, hải sản tự nhiên, giảm bớt diện tích nuôi thủy sản    
4 Tận dụng, cải tạo các vực nước để nuôi thủy sản    
5 Kết hợp nuôi trồng, khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản    
6 Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản    
7 Thực hiện nghiêm túc các kĩ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn kết hợp với bảo vệ môi trường    
8 Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi trồng thủy sản cho người lao động    
9 Đầu tư các trang thiết bị kĩ thuật, máy móc hiện đại cho ngư nghiệp    
10 Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản    
11 Phát triển khâu bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm.    
Bài làm:
STT Biện pháp Nên Không nên
1 Giảm bớt diện tích đất trồng trọt để chuyển sang nuôi trồng thủy sản   x
2 Nuôi nhiều giống thủy sản có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta x  
3 Tập trung khai thác các nguồn lợi thủy, hải sản tự nhiên, giảm bớt diện tích nuôi thủy sản   x
4 Tận dụng, cải tạo các vực nước để nuôi thủy sản x  
5 Kết hợp nuôi trồng, khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản x  
6 Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản x  
7 Thực hiện nghiêm túc các kĩ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn kết hợp với bảo vệ môi trường x  
8 Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi trồng thủy sản cho người lao động x  
9 Đầu tư các trang thiết bị kĩ thuật, máy móc hiện đại cho ngư nghiệp x  
10 Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản x  
11 Phát triển khâu bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm. x  

Bài tập 2: Trong những năm vừa qua, nghề nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá phát triển. Thấy nuôi tôm có lợi, nhiều người đã phá rừng ngập mặn ven biển để làm đầm nuôi tôm. Theo em, cách làm như thế là đúng hay không đúng? Vì sao?

Bài làm:

Theo em, cách làm như vậy là không đúng vì: Rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chống lại thiên tai. Rừng ngập mặn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai như bão, ngập lụt và sóng triều. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh... Vậy mà, người dân vì lợi ích của bản thân phá hết rừng ngập mặn. Đó là hành động vi phạm pháp luật và đáng lên án.

Bài tập 3: Trong quá trình nuôi thủy sản, nhiều người đã đầu tư vào con giống, thức ăn và nuôi dưỡng, chăm sóc để nâng cao năng suất. Cách nuôi này được gọi chung là thâm canh. Một số người khác thì mở rộng diện tích nuôi thủy sản để thu được nhiều thủy sản để thu được nhiều sản phẩm, không cần đầu tư thức ăn và chăm sóc. Cách nuôi này được gọi chung là quảng canh. Ở địa phương em, người dân thường nuôi thủy sản theo cách thâm canh hay quảng canh? Theo em nuôi thủy sản theo cách nào thì có lợi hơn? Vì sao?

Bài làm:

Ở địa phương em, người dân thường nuôi thủy sản theo cách thâm canh.

Theo em, nuôi thủy sản theo cách thâm canh sẽ có lợi hơn vì nuôi theo cách thâm canh thì trọng lượng lớn hơn, chất lượng hơn, thuộc loại tốt hơn nên có giá thành cao hơn, được nhiều người thu mua. Ngược lại, nuôi thủy sản theo quảng canh thì sản lượng nhiều hơn nhưng chất lượng trung bình nên giá thành thấp và khó đưa ra thị trường hơn.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn VNEN Công nghệ 7 bài 9: Giới thiệu chung về ngư nghiệp. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 580
Sắp xếp theo

Soạn Công nghệ 7 VNEN

Xem thêm