Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Địa lý 6

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn

- Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.

- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 60o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

2. Hiện tượng các mùa

– Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa:

+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.

+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

Ngày 22/6 (hạ chị): nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời -> mùa nóng ở bán cầu Bắc.

Ngày 22/12 (đông chí): nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời -> mùa nóng ở bán cầu Nam.

Ngày 21/3 và 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại Xích đạo lúc 12 giờ trưa, hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau => đây là thời kì chuyển tiếp mùa nóng và lanh ở hai bán cầu.

- Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

- Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

3. Trắc nghiệm Địa lý 6

Câu 1: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn

A. giữ nguyên độ nghiêng và thay đổi hướng nghiêng của trục.

B. giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi.

C. thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.

D. thay đổi độ nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục

Câu 2: Chu kì để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là

A. 1 tháng.

B. 1 năm

C. 6 tháng.

D. 24 giờ.

Câu 3: Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất là

A. Tròn

B. Elip gần tròn

C. Hình thoi

D. Cầu.

Câu 4: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời vào ngày

A. 22/6 (hạ chí)

B. 22/12 (đông chí)

C. 21/3 (xuân phân)

D. 23/9 (thu phân)

Câu 5: Vào ngày 21/3 và 23/9, lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại nơi nào sau đây?

A. chí tuyến Bắc.

B. chí tuyến Nam.

C. vòng cực

D. xích đạo.

Câu 6: Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau

A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12

B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9

C. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12

D. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9

Câu 7: Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa?

A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi

D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa trong năm

A. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.

B. Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

C. Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

D. Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

Câu 9:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.

Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở

A. Bắc bán cầu

B. Nam bán cầu

C. Cả hai bán cầu

D. Khu vực nhiệt đới

4. Bài tập Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lớp 6

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
8 3.936
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí lớp 6

    Xem thêm