Sự trộn các ánh sáng màu

Chuyên đề Vật lý lớp 9: Sự trộn các ánh sáng màu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Sự trộn các ánh sáng màu

A. Lý thuyết

1. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau?

- Có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các chùm ánh sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh ở chỗ đó là màu mà ta thu được khi trộn các ánh sáng màu nói trên với nhau.

chuyên đề vật lý 9

- Có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau, chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (các chùm sáng này phải rất yếu). Khi đó trên màng lưới của mắt sẽ có màu mà ta thu được.

2. Trộn hai ánh sáng màu với nhau

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Ví dụ:

- Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.

- Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu tím.

- Khi trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu xanh da trời.

chuyên đề vật lý 9

3. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng

Muốn có chùm ánh sáng trắng thì ta chiếu đồng thời nhiều chùm ánh sáng từ màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím vào cùng một chỗ ở trên màn trắng.

chuyên đề vật lý 9

Đặc biệt có thể trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau để được ánh sáng trắng. Nếu trộn ba màu này với độ mạnh yếu khác nhau ta sẽ thu được đủ mọi màu trong tự nhiên.

chuyên đề vật lý 9

B. Trắc nghiệm & Tự luận

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chỗ trên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có màu khác.

B. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng màu trắng.

C. Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

D. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau là sự phân tích ánh sáng trắng

→ Đáp án C

Câu 2: Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?

A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.

B. Trộn ánh sáng vàng, đỏ tươi, vàng, lục, lam với độ sáng thích hợp.

C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.

D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.

Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp không tạo ra ánh sáng trắng

→ Đáp án C

Câu 3: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.

B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.

C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng.

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng tạo ra sự trộn các ánh sáng màu

→ Đáp án D

Câu 4: Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?

A. đỏ B. vàng C. da cam D. lục

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu da cam

→ Đáp án C

Câu 5: Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu

A. đỏ B. lục C. trắng D. lam

Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu trắng

→ Đáp án C

Câu 6: Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là: đỏ, lục và lam. Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu

A. kẻ sọc đỏ và lục

B. kẻ sọc đỏ và lam

C. kẻ sọc lục và lam

D. trắng

Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu trắng

→ Đáp án D

Câu 7: Chiếu ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta tu được vệt sáng màu:

A. đỏ B. vàng C. lục D. lam

Chiếu ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta tu được vệt sáng màu vàng

→ Đáp án B

Câu 8: Tại một điểm trên màn hình tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Nếu ba màu này được kích thích sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?

A. màu vàng

B. màu xanh da trời

C. màu hồng

D. màu trắng

Nếu ba màu này được kích thích sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu trắng

→ Đáp án D

Câu 9: Chọn phương án sai

A. Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác.

B. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng.

C. Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

D. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm.

Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng là sai

→ Đáp án B

Câu 10: Chọn phương án đúng

A. Chỉ có thể trộn hai ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

B. Ba màu đỏ, vàng, lục là ba màu cơ bản của ánh sáng.

C. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm.

D. Khi trộn các ánh sáng màu có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta thấy màu đen.

Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm

→ Đáp án C

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 9: Sự trộn các ánh sáng màu. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 9, Giải bài tập Vật lý lớp 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Đánh giá bài viết
1 8.033
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Vật lý 9

    Xem thêm