Suy nghĩ của em về chân dung biếm họa của từng người trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ của em về chân dung biếm họa của từng người trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Suy nghĩ của em về chân dung biếm họa của từng người trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân

Vũ Trọng Phụng là nhà văn chuyên viết về những truyện ngắn phản ánh về xã hội của thời lúc bấy giờ, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó nổi bật và để lại trong đời tác phẩm Hạnh Phúc của Một Tang gia, đây là tác phẩm phản ánh rõ cuộc sống của xã hội thối nát lúc bấy giờ.

Hình ảnh trong tác phẩm đã được ông thể hiện sâu sắc qua từng chi tiết, nó phản ánh rõ nét những đặc sắc nghệ thuật cũng như phong cách nghệ thuật mà ông sử dụng trong tác phẩm. Cả tác phẩm là những lời phê phán sâu sắc một xã hội thối nát, ở đó con người sống lố lăng, không coi trọng những người đã mất. Họ làm những hành động để tự đề cao và khoe mẽ chính mình.

Cả tác phẩm là những trò lố lăng trong đám tang của cụ Tố, mặc dù là đám tang nhưng đây là đám tang của những trò lố bịch mà con cháu của cụ cố đã gây nên, mỗi người một vẻ mang nhau ra làm những trò lố, trò đùa. Đám tang nhưng họ lại hạnh phúc và vui vẻ vì điều đó, vì khi cụ tổ mất đi đám con cháu bất hiếu này sẽ được chia tài sản, chính vì thế khi Xuân tóc đỏ gây ra cái chết cho cụ Tổ chúng còn vui vẻ và trả tiền cho Xuân Tóc đỏ, bởi cái chết này đem lại cho họ tiền bạc, họ sẽ được chia tài sản khi cụ tố mất.

Hạnh phúc sau cái chết đó là điều không thể, vậy nhưng chúng vẫn làm những điều đó, lố lăng, cười đùa, vui vẻ khoe mẽ, người thì tỏ ra đau thương cho người khác xem, tất cả đều nói lên những thói quen xấu xa, lố bịch mà đám con cháu này làm để thể hiện trong đám tang. Sự đau thương trước cái mất của cụ Tố lại được đáp trả bởi những lời lố lăng mà đám con cháu này gây nên.

Mỗi người một bóng dáng, ngã nghiêng, tỏ đau thương trước cái chết của cụ tổ nhưng trong lòng bản thân họ thì đang cảm thấy vui vẻ vì cái chết đó. Chính ngay nhan đề, tác giả đã phản ánh ngay những lố bịch, xấu xa mà bọn chúng gây ra.

Đám tang và hạnh phúc, đây là hai trạng thái hoàn toàn đối nghịch với nhau. Đám tang đáng ra phải đau buồn, thương tiếc vì sự ra đi của người đã mất, thế nhưng nó lại đau thương, buồn tẻ, thể hiện những nỗi cô đơn sâu sắc trước hình ảnh của người đã mất. Tất cả đám con cháu đó đều là những người đáng chê trách, chúng là những kẻ bất hiếu, họ chỉ làm những điều đó để che mắt thiên hạ, thế nhưng họ không thể che mắt nổi những con mắt tinh tường như tác giả đã phát hiện ra.

Ngay nhan đề đã tố cáo những thành phần xấu xa, lố bịch, họ chỉ sống bằng những điều tham lam, vô độ, điều đó thật đáng chê trách, hành động của tất cả các nhân vật trong tác phẩm đã phản ánh rõ điều đó. Hình ảnh của cụ Tố Hồng, tỏ ra là thương tâm, trước cái chết của cha mình, nhưng đó lại là hành động của kẻ đạo đức giả, chỉ muốn lừa người để che mắt thiên hạ, chứ không làm được điều gì tốt đẹp cả.

Hình ảnh của cô Tuyến ngây thơ, thì õng ẽo, diện trên mình bộ quần áo lẳng lơ, tỏ ra ngây thơ trong trắng, còn rất nhiều những nhân vật khác cũng phản ánh một xã hội thối nát, ở đó họ đắm say với những trò lố lăng, của những con người sống trong đó.

Đám tang mà trở thành nơi để họ diễn trò, người thì tỏ ra thương tâm, đau xót, người thì dùng đây để khoe mẽ những tấm huy chương, những tấm kính, người thì dùng để che mắt thiên hạ bởi những trò lố lăng, cạch cỡm. Ở đây, với những chi tiết này, nó đã phản ánh một xã hội thối nát, ở đó con người đang sống trong một xã hội mục ruỗng, đạo đức giả.

Với nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong tác phẩm, tác giả không chỉ phê phán sâu sắc những thành phần thối nát, mục ruỗng trong xã hội, mà nó còn góp phần vào phản ánh một xã hội mục ruỗng, ở đó con người đang sống bằng những thói đạo đức giả, bằng những thói lố lăng trong xã hội.

Với tài năng của mình, tác giả đã vẽ lên những hình ảnh nhằm tố cáo một xã hội xấu xa, ở đó con người đang bị thoái hóa về mặt đạo đức, cạch cỡm, tố cáo những bọn tham lam, không có đạo đức.

Kết thúc truyện với những tiếng cười sâu cay thâm thúy, ở đó con người đã phản ánh được mạnh mẽ những thói quen xấu xa, cực độ của con người. Họ sống trong những thói đểu giả, sống bằng những thói đạo đức giả, lừa mắt thiên hạ, nhưng nó lại trở thành một phương tiện để con người phản ánh và tố cáo sâu sắc.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ của em về chân dung biếm họa của từng người trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Suy nghĩ của em về đoạn thông điệp: Tất cả chúng ta đều khuyết tật nhưng không phải khuyết tật nào cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Đánh giá bài viết
8 8.473
Sắp xếp theo

Học tốt Ngữ Văn lớp 11

Xem thêm