Tài liệu hướng dẫn giáo viên sử dụng sách ATGT cho nụ cười trẻ thơ

Hướng dẫn giáo viên sử dụng tài liệu giáo dục ATGT

Tài liệu hướng dẫn giáo viên sử dụng sách ATGT cho nụ cười trẻ thơ là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình giáo dục an toàn giao thông dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học, giúp các em am hiểu hơn về Luật giao thông Việt Nam.

BÀI 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TUÂN THỦ CÁC QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

  • Nhận biết được tình hình giao thông rất phức tạp tại Việt Nam hiện nay.
  • Hiểu được các nhân tố chính dẫn đến tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay/
  • Phân tích được các yếu tố chi phối đến người lái xe khi tham gia giao thông.

2. Về kỹ năng:

  • Phân tích số liệu thống kê để thấy được tai nạn giao thông là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất ở lứa tuổi học sinh.
  • Vận dụng kiến thức đã học để phân tích 1 vụ tại nạn giao thông do những yếu tố và nguyên nhân nào để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân khi tham gia giao thông.
  • Biết cách tự đánh giá kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn của bản thân.

3. Về thái độ:

  • Thấy được tầm quan trọng của việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.
  • Tích cực tuyên truyền với bạn bè, cộng đồng để cùng thực hiện tốt các quy tắc giao thông đường bộ.

2. Chuẩn bị cho bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Sách “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.
  • Máy tính, máy chiếu, bút chỉ (nếu có).
  • Bản mềm giáo trình bài học kèm các đoạn
  • Phiếu học tập các loại.

2. Chuẩn bị của học sinh

  • Đọc bài 1 trong tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” và tìm hiểu trước về tình hình giao thông hiện nay tại Việt Nam
  • Tự đánh giá việc tham gia giao thông hàng ngày của bản thân.

Thời lượng: Tùy theo đặc điểm của địa phương có thể tổ chức thành tiết dạy 45 phút, hoặc tổ chức dạy học theo dự án, dạy học ngoại khóa,...

4. Gợi ý tổ chức các hoạt động học tập (gợi ý tổ chức thành tiết dạy 45 phút)

Tên hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1. Khởi động

* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

- Bằng hiểu biết của bản thân hãy:

(1) Cho biết tại sao phải tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.

(2) Lấy ví dụ về 01 trường hợp tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và 01 trường hợp chưa tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.

- Học sinh thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh và chuẩn bị báo cáo trước lớp.

* Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Giáo viên quan sát theo dõi và hướng dẫn và gợi ý đối với học sinh có khó khăn.

* Bước 3: Trao đổi thảo luận

- Giáo viên tổ chức cho cả lớp trao đổi thảo luận: gọi 01 học sinh lên bảng thuyết trình về kết quả làm việc cá nhân, các học sinh khác trao đổi, thảo luận, bình luận và bổ sung thêm.

* Bước 4. Trên cơ sở trao đổi thảo luận của lớp, giáo viên dẫn dắt vào nội dung của bài học.

- Kết quả làm việc của các học sinh có thể rất khác nhau; Giáo viên không chốt nội dung, sử dụng các nội dung thảo luận làm tình huống để giới thiệu nội dung bài học.

- Ví dụ như vậy có rất nhiều lí do yêu cầu chúng ta phải tuân thủ các quy tắc An toàn giao thông như: Tình hình tai nạn giao thông hiện nay tại Việt Nam rất phức tạp, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông, tình hình tai nạn giao thông của học sinh trung học, nguyên nhân tai nạn giao thông do học

sinh trung học đó chính là những nội dung cần tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay

Tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay tại Việt Nam (Slide 4-7)

* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

- Đọc nội dung, quan sát các hình ảnh, kết hợp với phân tích biểu đồ, hãy cho biết:

(1) Trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay như thế nào? nêu một số biểu hiện về trật tự an toàn giao thông mà em quan sát được.

(2) Số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm; lứa tuổi nào chiếm tỷ lệ tai nạn giao thông/Tai nạn thương tích đến cấp cứu tại bệnh viện cao nhất?

(3) Tình hình trật tự an toàn giao thông như vậy gây ra những hậu quả nào? Liên hệ với địa phương em.

- Học sinh thực hiện theo nhóm.

* Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, học sinh làm việc cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi nhóm và thống nhất nội dung của nhóm, chuẩn bị báo cáo trước lớp.

- Giáo viên khuyến khích học sinh hỏi những nội dung chưa rõ về nhiệm vụ giáo viên giao; quan sát trợ giúp học sinh khi cần thiết.

- Nếu học sinh khó khăn, giáo viên có thể hướng dẫn thêm: dựa vào các trang 6, 7, 8, 9 để trả lời câu hỏi (1); trang 11, 12 trả lời câu hỏi (2); kết hợp các kiến thức đã có và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi (3).

* Bước 3: Trao đổi thảo luận

- Học sinh trao đổi thảo luận; có nhiều cách để giáo viên tổ chức cho học sinh

trao đổi thảo luận: (i) Giáo viên gọi 01 học sinh đại diện cho nhóm báo cáo kết quả, trên cơ sở kết quả đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và bổ sung;

(ii) Giáo viên gọi 01 nhóm treo sản phẩm và báo cáo (nếu có bảng phụ), học sinh khác cùng thảo luận và bổ sung; (iii) Giáo viên gọi 01 học sinh lên bảng thuyết trình sản phẩm của mình trên các slide (nếu có máy chiếu),...

- Giáo viên chốt, điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

* Bước 4. Đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

- Nếu có thời gian, giáo viên có thể chiếu đoạn phim về “Tình hình giao thông hiện nay tại Việt Nam” để học sinh khắc sâu thêm kiến thức.

Hoạt động 3. Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến TNGT

Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông

* Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

- Bằng kiến thức đã học, quan sát hình ảnh ở các trang 6, 7, 8, 13, 15 và liên hệ với bản thân, hãy cho biết:

(1) Các nguy cơ tiềm ẩn và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông.

(2) Lựa chọn 01 nguy cơ hoặc yếu tố và phân tích.

(3) Nguyên nhân của tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

- Học sinh làm việc cá nhân.

* Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Đối với nhiệm vụ (1) học sinh quan sát các hình ảnh và đọc trang 15 có thể nêu ra được các nguy cơ và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông; đối với câu hỏi (2) là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể lựa chọn yếu tố hoặc nguy cơ tiềm ẩn mà học sinh thấy phù hợp và đưa ra những phân tích của cá nhân; câu (3) là câu hỏi liên hệ, trên cơ sở câu (1), (2) và phân tích hình ảnh trang 13 để trả lời.

- Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh có khó khăn. Điều chỉnh nhiệm vụ học tập của học sinh khi thấy cần thiết.

* Bước 3. Trao đổi thảo luận

- Học sinh trao đổi sản phẩm học tập theo cặp, đọc chéo sản phẩm của nhau, góp ý, bổ sung cho bạn các ý kiến của cá nhân.

- Giáo viên có thể chuẩn hóa lại một vài nguy cơ và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông. Nhấn mạnh các nguyên nhân và yếu tố học sinh thường mắc phải.

* Bước 4. Đánh giá quá trình làm việc của học sinh và kết quả cuối cùng của một số học sinh.

Hoạt động 4. Tìm hiểu một số quy tắc giao thông đường bộ

Một số quy tắc giao thông đường bộ

* Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

- Đọc nội dung các trang 17, 18, 19, 20, hãy xây dựng sơ đồ một số quy tắc về giao thông đường bộ (có thể tham khảo sơ đồ sau).

- Học sinh làm việc theo nhóm.

Mời các bạn tham khảo chi tiết Hướng dẫn giáo viên sử dụng tài liệu giáo dục ATGT và bộ đề bài dự thi giao lưu ATGT cho nụ cười trẻ thơ. Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông năm 2021 - 2022 gồm 2 phần Tự luận và trắc nghiệm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông.

Tài liệu hướng dẫn giáo viên sử dụng sách ATGT cho nụ cười trẻ thơ là tài liệu quan trọng dành cho các giáo viên. Tài liệu dành cho giáo viên này sẽ giúp các giáo viên vận dụng các khái niệm vào thực tế, nằm góp phần giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học, chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ”. Đây là chương trình giáo dục ATGT hiệu quả, đã được Bộ GD-ĐT cho phép triển khai rộng rãi trong toàn bộ nhà trường trên cả nước.

Đánh giá bài viết
1 5.994
Sắp xếp theo

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm