Tại sao nước biển lại mặn và nước biển mặn đến mức nào?

Ai cũng biết, nước biển rất mặn. Tuy nhiên tại sao nước biển lại mặn? Nước biển mặn đến mức nào? VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nhé.

Nước biển mặn đến mức nào?

Tại sao nước biển lại mặn và nước biển mặn đến mức nào?
Nước biển hoàn toàn đối lập với nước lọc mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày.

Hãy dùng một thí nghiệm nho nhỏ để xem nước biển mặn đến mức độ nào. Hãy lấy một cốc nước lọc bình thường, dĩ nhiên là bạn có thể uống cốc nước một cách ngon lành. Giờ hãy cho thêm vào đó một ít muối, bạn bắt đầu cảm thấy vị mặn những có thể vẫn uống được một ít do độ mặn chưa đạt đến ngưỡng chịu đựng của bạn. Giờ hãy tiếp tục cho thêm thật nhiều muối vào và chắc chắn ly nước bây giờ đã không thể nào uống được nữa.

Vị giác của bạn sẽ kịch liệt phản đối với bạn rằng ly nước này quá mặn để uống. Nước biển cũng tương tự như vậy, con người không thể nào uống được. Nước biển hoàn toàn đối lập với nước lọc mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nó có chứa rất nhiều loại hợp chất hòa tan bên trong và cơ thể con người không thể nào chấp nhận được.

Tại sao sao nước biển lại mặn?

Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Để trả lời vì sao nước biển lại mặn có hai giả thuyết như sau:

Giả thuyết thứ nhất cho rằng nước biển mặn là do muối từ trong các lớp đất đất xói mòn, nham thạch chảy ra các dòng sông. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.

Đó là giả thuyết thứ nhất, còn giả thuyết thứ hai cho rằng bản thân nước biển vốn đã mặn từ trước đó. Bởi các nhà khoa học học thấy rằng hàm lượng muối, tức độ mặn của biển không tăng đều đặn hàng năm theo độ tuổi của trái đất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng hàm lượng muối trong biển khi tăng khi giảm chứ không cố định. Chính vì vậy muối trong nước biển đã có sẵn và chỉ thay đổi theo thời gian. Nhưng vì sao lại như vậy thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Tại sao nước biển lại mặn và nước biển mặn đến mức nào?

Vậy nước biển mặn đến mức nào? Một vài nhà hóa học đã ước tính rằng các đại dương trên Trái Đất có chứa hơn 50 triệu tỷ tấn chất hòa tan. Nếu muối trong nước biển có thể được tách ra và mang lên mặt đất, nó sẽ tạo ra một lớp dày tới 152 mét trải đều khắp các lục địa. Chiều cao này tương đương với một tòa nhà 40 tầng hiện nay.

Hãy thử so sánh lượng muối của nước biển so với lượng muối chứa trong nước tại ao hồ. Trong 28 lít nước biển có chứa khoảng 1kg muối. Trong khi đó, nước tại một hồ nước thông thường chỉ chứa khoảng 4,54 gram muối các loại. Do đó, về mặt tính toán thì chúng ta có thể suy ra rằng, nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.

Nước biển không hề đơn giản

Tại sao nước biển lại mặn và nước biển mặn đến mức nào?Thành phần của nước biển

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về nước biển trong nhiều thế kỷ nay. Dù vậy, cho đến nay họ vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết những thành phần hóa học của nó. Một phần nguyên nhân là do thiếu các phương pháp và quy trình đúng đắn để đo lường các thành phần trong nước biển. Nguyên nhân sâu xa cản trở quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học chính là kích thước quá lớn của Đại dương, chiếm tới 70% bề mặt Trái Đất, và hệ thống các hợp chất hóa học hết sức phức tạp vốn có trong môi trường biển, trong số đó lại có những nguyên tố liên tục biến đổi theo chu kỳ thời gian.

Một số bài hỏi đáp thú vị và hữu ích khác trên VnDoc:

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Hỏi đáp thắc mắc trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 515
Sắp xếp theo

Hỏi - Đáp thắc mắc

Xem thêm