Tập làm văn lớp 5: Ôn tập về tả đồ vật trang 66

Tâp làm văn lớp 5: Ôn tập về tả đồ vật là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 66 có các dàn bài chi tiết miêu tả đồ vật cho các em học sinh tham khảo, luyện tập cách lập dàn bài cho bài văn miêu tả đồ vật chuẩn bị cho tiết Tâp làm văn trên lớp.

Câu 1 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2

Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

Trả lời:

Lập dàn ý Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai

1) Mở bài:

  • Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2.
  • Trong bộ sách giáo khoa lớp 5 của em.

2) Thân bài:

- Tả bao quát: Sách hình chữ nhật, kích thước 18cm x 24 cm, dày 176 trang.

- Tả từng bộ phận:

  • Bìa làm bằng giấy cứng, láng, in hình các bạn đội viên với chiếc khăn quàng đỏ thắm và bộ đồng phục học sinh đang ngồi cùng nhau tìm hiểu về quê hương đẹp xinh.
  • Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người nông dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai.
  • Các môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biển gây được sự chú ý nhất định.
  • Trước mỗi chủ điểm đều giành hẳn một trang minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc đẹp, hấp dẫn, thu hút sự chú ý, làm cho bài học dễ hiểu hơn.

- Công dụng:

  • Quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai sẽ theo em suốt học kì cuối của năm học, những kiến thức mới trong đó sẽ mở mang thêm trí óc non nớt của chúng em.
  • Mỗi bài tập đọc, mỗi bài kể chuyện… lại đem đến cho chúng em những bài học bổ ích, dạy chúng em cách sống sao cho hữu ích.
  • Không chỉ quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai, cả bộ sách giáo khoa lớp Năm, rất cần thiết và quan trọng đối với chúng em. Chúng không những hỗ trợ nhau trong việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức toàn diện cho chúng em mà còn góp phần khơi gợi, hình thành ở chúng em nhân cách tốt.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với cuốn sách.

Lập dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức

1) Mở bài: Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.

2) Thân bài:

  • Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.
  • Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.
  • Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.
  • Mặt số màu trắng.
  • Quanh mặt số có viền màu đen.
  • Có bốn kim:
    • Kim giờ to, ngắn.
    • Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.
    • Kim giây bé nhất.
    • Kim báo thức màu xanh nhạt
  • Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.
  • Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.
  • Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
  • Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.

3) Kết bài:

  • Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.
  • Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc
  • Không để thời gian trôi đi vô ích.

>> Tham khảo thêm các dàn ý chi tiết khác tai đây  Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức lớp 5

Lập dàn ý Tả đồ vật trong nhà mà em thích

a. Mở bài: Giới thiệu về cái bình hoa mà em muốn tả:

  • Cái bình hoa đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?
  • Cái bình hoa đó được đặt ở đâu? Thường được dùng để làm gì?
  • Chiếc bình hoa đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?

b. Thân bài

- Miêu tả chiếc bình hoa:

  • Chiếc bình hoa đó được làm từ chất liệu gì? Có bền hay không?
  • Chiếc bình hoa có hình dáng gì? (tròn thấp, thon cao…)
  • Kích thước của chiếc bình hoa là bao nhiêu? (chiều cao, chiều rộng, hoặc có thể so sánh với một món đồ khác để ước lượng kích thước)
  • Chiếc bình có màu sắc gì? (bên trong và bên ngoài chiếc bình)
  • Họa tiết của chiếc bình là gì? Có màu sắc ra sao? Họa tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
  • Trên chiếc bình có vết tích nào của việc sử dụng trong thời gian qua không? (vết xước, mẻ…)

- Kỉ niệm cùng với chiếc bình:

  • Hằng ngày, ai sẽ là người cắm hoa vào chiếc bình? Đó là những loại hoa nào? Được hái trong vườn hay được tặng, đi mua?
  • Cả gia đình đã có những giờ phút vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc ra sao bên cạnh chiếc bình hoa đó?

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chiếc bình hoa
  • Em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc bình ấy

>> Tham khảo thêm các dàn ý chi tiết khác tai đây: Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích

Lập dàn ý miêu tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em

1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật mà em định tả

VD: Trong chuyến đi thăm Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, em được nhìn thấy chiếc khăn răn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt.

- Chiếc khăn được xem như kỉ vật và được trưng bày tại đây.

2. Thân bài

  • Chiếc khăn rằn dệt bằng vải bố.
  • Chiều ngang chừng 0,6 m, chiều dài khoảng 1,2 m.
  • Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm; nền khăn màu trắng.
  • Hai đầu khăn có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn.
  • Nền khăn đã có những vết sờn bạc.
  • Khăn giúp mẹ Trần Thị Lướt choàng ấm ở mùa đông, che nắng, thấm mồ hôi ở mùa hè.
  • Khăn cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch.
  • Khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

3. Kết bài

VD: Mẹ Trần Thị Lướt hi sinh để lại chiếc khăn rằn với những ý nghĩa to lớn. Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ. Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.

Lập dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống

1. Mở bài:

  • Trong nhà truyền thống của trường em có một chiếc trống cũ.
  • Đó là chiếc trống có từ ngày trường em thành lập.

2. Thân bài:

  • Trống được thầy hiệu trưởng đầu tiên chọn mua và đánh những tiếng đầu tiên khai giảng khóa đầu.
  • Trống cao khoảng hơn một mét, hai đầu thon, ở giữa phình, nhìn xa giống như cái bom bia.
  • Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt được sơn son thếp vàng, có đóng đinh tre gắn liền với thân trông.
  • Thân trông ghép bằng những mảnh gỗ màu nâu đỏ, viền quanh bằng đai da to bằng đốt ngón tay giống một chiếc thắt lưng.
  • Hai mặt trống làm bằng da trâu dày, nhẵn, ngả màu ố vàng.
  • Vỗ vào mặt trông thấy những tiếng “Tùng tùng” vang vọng chứng tỏ trống vẫn còn tốt.
  • Trống không còn mới nhưng vẫn được trân trọng lưu giữ trong nhà truyền thống, ngày khai giảng lại được đem ra sơn sửa và thầy hiệu trưởng lại đánh trống để mở đầu cho năm học mối.

3. Kết bài:

  • Trống được giữ gìn, coi trọng như một kỷ vật của trường.
  • Nó là nhân chứng cho truyền thống thi đua phấn đấu của thầy và trò trong trường.

Câu 2 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2

Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:

Trả lời:

  • Giới thiệu đồ vật.
  • Miêu tả đồ vật.
  • Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật.

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 có đáp án Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 5 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 24

--------------------------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 5: Phong cảnh đền Hùng

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Đánh giá bài viết
540 82.399
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phương Linh
    Phương Linh

    Hay qué

    Thích Phản hồi 07/03/23

    Tập làm văn lớp 5

    Xem thêm