Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Trường THCS Quỹ Nhất năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 8 có đáp án

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 8 có đầy đủ tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, VnDoc xin giới thiệu bài test Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Trường THCS Quỹ Nhất năm 2015 - 2016. Tham gia làm bài để củng cố và hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn trong nửa đầu học kì 2 nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài test:

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 Trường THCS Thống Nhất năm 2014-2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh năm 2009 - 2010

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2015 Trường THCS Kim Sơn, Hà Nội

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan
    Câu 1. 
    Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ nào?
  • Câu 2:
    Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
  • Câu 3:
    Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
  • Câu 4:
    Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
  • Câu 5:
    Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” được viết vào thời kì nào?
  • Câu 6:
    Giọng điệu chủ đạo của bài thơ “Nhớ rừng” của (Thế Lữ) là gì?
  • Câu 7:
    Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
  • Câu 8:
    Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ “thắng địa” trong câu: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.” (Chiếu dời đô)?
  • PHẦN II: Tự luận
    Câu 1:
    Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
    Trả lời:
    Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố: ................
    – Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ chủ quyền riêng.
    – Với những yếu tố căn băn này, tác giả đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về quôc gia, dân tộc đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.
  • Câu 2:
    Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
    (Quê hương – Tế Hanh)
    * Học sinh cảm nhận được: – Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động… – Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông qua hình ảnh “luôn tưởng nhớ”. Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền…và “mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương làng chài… – Tác giả sử dụng điệp từ “nhớ”, phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước…
  • Câu 3:
    Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
    a.. Về kỹ năng – Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ưu tiên, khích lệ những bài viết biết cách dùng thao tác so sánh giữa nguyên tác và bản dịch thơ. – Văn phong trong sáng, trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,… b. Về kiến thức Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được tác giả, tác phẩm.* Thân bài: – Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục. – Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ. – Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một “thi gia” đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. – Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.* Kết bài: khái quát lại vấn đề bàn luận.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
23 2.784
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8 Online

    Xem thêm