Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo bài thi Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội (Lần 1) trên trang VnDoc.com. Cùng tham gia làm bài và tìm ra phương pháp giải nhanh nhất cho mỗi dạng câu hỏi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • H = 1; Li = 7; C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,5, Ag = 108, Cs = 133.
    Câu 1:
    Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là:

  • Câu 2:

    Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với:

  • Câu 3:
    Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toan, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
  • Câu 4:
    Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
  • Câu 5:
    Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?
  • Câu 6:

    Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

  • Câu 7:
    Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là:
  • Câu 8:

    Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat?

  • Câu 9:

    Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là:

  • Câu 10:

    Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M thu được dung dịch X và khí NO (Sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là:

  • Câu 11:

    Cho dãy các chất: glucozo, saccarozo, xenlulozo, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là:

  • Câu 12:

    Chất X là một bazo mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Công thức của X là:

  • Câu 13:

    Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong m gam X là:

  • Câu 14:

    Chất X có công thức cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X là:

  • Câu 15:

    Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch:

  • Câu 16:

    Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là:

  • Câu 17:

    Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng:

  • Câu 18:

    Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ thiên nhiên?

  • Câu 19:

    Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

  • Câu 20:

    Cho dãy các chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là:

  • Câu 21:
    Cho các hợp kim: Fe-Cu; Fe-C; Zn-Fe; Mg-Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là:
  • Câu 22:

    Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, thấy hiện tượng:

  • Câu 23:

    Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí tốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại:

  • Câu 24:

    Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất:

  • Câu 25:

    Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là:

  • Câu 26:

    Điện phân 400ml dung dịch CuSO4 0,5M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 6,4 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là:

  • Câu 27:

    Nhận xét nào sau đây sai?

  • Câu 28:

    Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là:

  • Câu 29:

    Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là:

  • Câu 30:
    Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là:
  • Câu 31:

    Số tripeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp các α-amino axit: glyxin, alanin, phenylalamin và valin mà mỗi phân tử đều chứa 3 gốc amino khác nhau là:

  • Câu 32:

    Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:

  • Câu 33:

    Hỗn hợp X gồm alamin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 3,08) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là:

  • Câu 34:

    Điện phân 100ml dung dịch A chứa AgNO3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và Zn(NO3)2 0,15M với cường độ dòng điện I = 1,34A trong 72 phút. Số gam kim loại thu được ở catot sau điện phân là:

  • Câu 35:

    Chia mẫu hợp kim X gồm Zn và Cu thành hai phần bằng nhau:
    - Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy còn lại 1 gam không tan.
    - Phần 2 luyện thêm 4 gam Al thì được hợp kim Y trong đó hàm lượng % của Zn trong Y giảm 33,33% so với X.
    Tính thành phần % của Cu trong hợp kim X biết rằng nếu ngâm hợp kim Y trong dung dịch NaOH một thời gian thì thể tích khí H2 vượt quá 6 lít (ở đktc).

  • Câu 36:

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% (loãng), thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ phần trăm của ZnSO4 trong dung dịch Y là:

  • Câu 37:

    Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa gồm:

  • Câu 38:
    Với công thức phân tử C4H6O4 số đồng phân este đa chức mạch hở là:
  • Câu 39:
    Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:
  • Câu 40:

    Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được một muối của axit hữu cơ và một rượu. Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na dư, sinh ra 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm:

  • Câu 41:

    Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3; 0,1 mol CuCl2 và 0,15 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với dòng điện có I = 1,34A trong 12 giờ. Khi dừng điện phân khối lượng catot đã tăng:

  • Câu 42:

    Hiđrocacbon X có công thức: CH3-C(C2H5)=CH-CH(CH3)2. Tên gọi của X theo danh pháp Quốc tế là:

  • Câu 43:

    Cho các phản ứng sau:
    (1) X + 2NaOH --to--> 2Y + H2O
    (2) Y + HCl(loãng) -----> Z + NaCL
    Biết X là chất hữu cơ có công thức phân tử C6H10O5. Khi cho 0,1mol Z tác dụng hết với Na(dư) thì số mol H2 thu được là:

  • Câu 44:

    Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:

  • Câu 45:

    Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđêhit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

  • Câu 46:

    Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom dư thì lượng brom phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng poli etilen (PE) thu được là:

  • Câu 47:

    Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C = C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là:

  • Câu 48:

    Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít H2. Mặt khác 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2. Tính thành phần % về khối lượng của Al trong hỗn hợp X (Biết khí được đo ở đktc).

  • Câu 49:

    Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

  • Câu 50:

    Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe; 16gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
    - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4x mol khí H2.
    - Phần 2 phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được x mol khí H2.
    (Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là:

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
6 323
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học Online

    Xem thêm