Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Cờ Đỏ, Nghệ An (Lần 2)

Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới, VnDoc xin giới thiệu bài thi Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Cờ Đỏ, Nghệ An (Lần 2). Bài test có đi kèm với phần đáp án giúp các bạn tự đánh giá trình độ kiến thức môn Hóa học của mình, từ đó đề ra phương pháp học tập hiệu quả.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
    C =12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Fe = 56; Ag = 108; Cu =64; Al = 27; Cl = 35,5; Ca =40; Br = 80; Mg = 24; Na = 23; K = 39; Mn = 55.
  • Câu 1:

    Tơ không thuộc loại tơ tổng hợp là:

  • Câu 2:

    Cho 2,8 gam bột Fe vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • Câu 3:

    Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol K+, 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,05 mol và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại:

  • Câu 4:

    Chất có phản ứng tráng bạc là:

  • Câu 5:

    Chất gây nghiện thuộc loại ma túy là:

  • Câu 6:

    Cho 4,0 gam hỗn hợp X gồm Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư) tới phản ứng hoàn toàn, thu được 0,896 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:

  • Câu 7:

    Trong phòng thí nghiệm để điều chế khí Cl2, người ta oxi hóa axit HCl đặc bằng chất oxi hóa mạnh. Chất oxi hóa không được dùng trong quá trình trên là:

  • Câu 8:

    Ion M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Nguyên tử M là:

  • Câu 9:

    Khí X không duy trì sự cháy và sự hô hấp, còn X lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác. X là:

  • Câu 10:

    Lên men 36 gam glucozơ thành ancol etylic (với hiệu suất quá trình lên men là 60%). Dẫn toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • Câu 11:

    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:

  • Câu 12:

    Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kim loại:

  • Câu 13:

    Dẫn 7,80 gam vinylaxetilen(CH2=CH-CCH) vào dung dịch brom (dư), thì lượng brom tối đa tham gia phản ứng là:

  • Câu 14:

    Kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

  • Câu 15:

    Cho 16,5 gam H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với 550 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là:

  • Câu 16:

    Hai dung dịch nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) đều thu được kết tủa khi các phản ứng kết thúc?

  • Câu 17:

    Phản ứng nào sau đây là sai?
    Đề thi thử đại học môn hóa

  • Câu 18:

    Chất phản ứng được với Cu(OH)2/OH- ở điều kiện thường tạo thành sản phẩm có màu tím là:

  • Câu 19:

    Crom và sắt khi tác dụng hoàn toàn với chất nào sau đây đều tạo ra sản phẩm có hóa trị (III)?

  • Câu 20:

    Metylamin(CH3NH2) không phản ứng được với:

  • Câu 21:

    Phát biểu nào sau đây là sai?

  • Câu 22:

    Cho các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
    (a) Cho Na vào H2O.
    (b) Cho dung dịch HNO3 loãng vào Ag3PO4.
    (c) Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
    (d) Cu vào dung dịch Fe(NO3)3.
    Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

  • Câu 23:

    Khi trùng hợp 2,4 tấn C2H4 với hiệu suất 75%, thì khối lượng polietilen(PE) thu được là:

  • Câu 24:

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Câu 25:

    Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7NO2. Biết X có tính chất lưỡng tính, phản ứng được với nước brom nhưng không tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức cấu tạo của X là:

  • Câu 26:

    Dẫn luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng chứa các chất PbO, Fe2O3, Al2O3, MgO. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn còn lại trong ống sứ gồm:

  • Câu 27:

    Cho các phát biểu sau:
    (a) Dung dịch anilin(C6H5NH2) không làm quỳ tím hóa xanh.
    (b) Khi cho 1 mol HCHO tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4 mol Ag.
    (c) Alanin(H2NCH(CH3)COOH) vừa tác dụng được với dd NaOH, vừa tác dụng được với dd HCl.
    (d) Axit fomic(HCOOH) tham gia được phản ứng tráng bạc.
    Số phát biểu đúng là:

  • Câu 28:

    Hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch HNO3 (đặc, dư), thu được 2,688 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là:

  • Câu 29:

    Este có mùi thơm của chuối chín là:

  • Câu 30:

    Hòa tan hoàn toàn 5,40 gam Al trong dung dịch NaOH (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • Câu 31:

    Thực hiện các thí nghiệm sau:
    (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
    (b) Cho 1,2 mol Mg vào 1 mol Fe2(SO4)3.
    (c) Cho Ba vào dung dịch CuCl2.
    (d) Cho Zn vào dung dịch Ni(NO3)2.
    (e) Điện phân Al2O3 nóng chảy.
    (f) Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn)
    (g) Cho Cu vào dung dịch ZnCl2
    (i) Cho Zn vào dung dịch CrCl3.
    Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm chứa kim loại khi phản ứng kết thúc là:

  • Câu 32:

    Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng 620 ml dung dịch HNO3 1M (vừa đủ),thu được hỗn hợp khí X (gồm 2 khí) và dung dịch Y chứa 8m gam muối. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thấy có 25,84 gam NaOH phản ứng. Hai khí trong X có thể là:

  • Câu 33:

    Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là:

  • Câu 34:

    Nhiệt phân 39,5 KMnO4 trong ống sứ một thời gian, thu được chất rắn X (gồm K2MnO4, MnO2 và KMnO4 dư) có khối lượng giảm 2,40 gam so với khối lượng KMnO4 ban đầu. Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là:

  • Câu 35:

    Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

  • Câu 36:

    Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố sắt chiếm 52,5% khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 84 ml dung dịch HCl 2M (dư) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 28,32 gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • Câu 37:

    Điện phân dung dịch X gồm x mol KCl và y mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%), khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y (làm xanh quỳ tím), có khối lượng giảm 2,755 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 2,32 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là:

  • Câu 38:

    Chất hữu cơ X (gồm C, H, O) có mạch cacbon không phân nhánh, phân tử chỉ chứa một nhóm -CHO. Cho 0,52 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 1,08 gam Ag. Mặt khác, cho 3,12 gam X tác dụng với Na (dư) thu được 672 ml H2 (đktc). Số công thức cấu tạo phù hợp với X là:

  • Câu 39:

    Cho các chất sau: CH3CH2CH2CH3, CH3OH, CH3COOC2H5, CH3CHO, C2H5OH, C2H4, CH3COONH4. Có bao nhiêu chất trong dãy trên bằng một phản ứng trực tiếp có thể điều chế được axit axetic?

  • Câu 40:

    Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br2 trong dung dịch. Công thức phân tử của X là:

  • Câu 41:

    Đun nóng m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O và có mạch cacbon không phân nhánh) với 100 ml dung dịch NaOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức Y, Z và 15,14 gam hỗn hợp hai muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic T. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • Câu 42:

    Hấp thụ hoàn toàn 0,896 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi không còn khí thoát thì hết V ml. Giá trị của V là:

  • Câu 43:

    Có 400 ml dung dịch X chứa Ba2+, Na+, và 0,48 mol Cl-. Cho 100 ml dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaHSO4 thu được 11,65 gam kết tủa và 2,24 lít khí (đktc). Nếu cô cạn 300 ml dung dịch X còn lại thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

  • Câu 44:

    Đun nóng 8,68 gam hỗn hợp X gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp Y gồm: ete (0,04 mol), anken và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng anken và ete trong Y, thu được 0,34 mol CO2. Nếu đốt cháy hết lượng ancol trong Y thì thu được 0,1 mol CO2 và 0,13 mol H2O. Phần trăm số mol ancol tham gia phản ứng tạo anken là:

  • Câu 45:
    Trong phòng thí nghiệm, khi đun nóng Na2SO3 tinh thể với axit H2SO4 đặc thu được khí SO2 (xem sơ đồ hình vẽ bên dưới).
    Đề thi thử đại học môn hóa
    Phát biểu nào sau đây là sai về quá trình trên?
  • Câu 46:

    Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X và Y (hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol M cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:

  • Câu 47:

    Cho một lượng hỗn hợp X gồm Na, Ba và K vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và AlCl3 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 1,008 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • Câu 48:

    Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, thu được 13,2 gam muối. Giá trị của m là:

  • Câu 49:

    Cho m gam bột Fe vào 500 ml dung dịch chứa AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 15,28 gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • Câu 50:

    Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X, Y (đều được tạo ra từ hai amino axit no, có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH, MX < MY). Thủy phân hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai muối có số mol là 0,08 mol và 0,20 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10,20 gam E cần dùng vừa đủ 11,088 lít O2 (đktc), tạo thành sản phẩm gồm có CO2, H2O và N2. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử X và Y bằng 8. Tổng số nguyên tử trong một phân tử của Y là:

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 80
Sắp xếp theo

Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học Online

Xem thêm