Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)

Đề thi thử đại học môn Hóa

Tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2) trên trang VnDoc.com để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
    H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P =31; S = 32; Cl = 35,5; K= 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag=108; Ba = 137.
  • Câu 1:

    Hỗn hợp X gồm Cu, Mg, CuO và MgO. Hoà tan hoàn toàn 6,8 gam X bằng dung dịch HNO3, thu được 1,12 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y chứa 14,1 gam Cu(NO3)2 và m gam Mg(NO3)2. Giá trị của m là:

  • Câu 2:

    Cho 0,9 gam một kim loại (hoá trị II) phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,84 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là:

  • Câu 3:

    Nhôm là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhôm thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm (ở trạng thái cơ bản) là:

  • Câu 4:

    Kim loại có các tính chất vật lí chung là:

  • Câu 5:

    Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào sau đây?

  • Câu 6:

    Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (a) Nung hỗn hợp gồm KClO3 và MnO2.               (b) Cho nước Cl2 vào dung dịch KBr dư.

    (c) Đun nóng MnO2 với dung dịch HCl đặc.          (d) Sục khí O2 dư vào dung dịch H2S.

    (e) Dẫn khí CO dư đi qua bột CuO nung nóng.      (g) Đun nóng CaF2 trong dung dịch H2SO4 đặc.

    Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là:

  • Câu 7:

    Khi bắt đầu điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và HCl thì chất khí thoát ra ở anot là:

  • Câu 8:

    Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

    Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2) 

    Tỉ lệ a : b là:

  • Câu 9:

    Polime nào sau đây được dùng để chế tạo tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

  • Câu 10:

    Khí SO2 có mùi hắc và có khả năng tan tốt trong nước. Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách cho Na2SO3 rắn tác dụng với axit X, đun nóng theo hình vẽ:

    Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2) 

    Để thu được SO2 với hiệu suất cao nhất thì axit X cần dùng là:

  • Câu 11:

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Câu 12:

    Cho các phát biểu sau về khả năng phản ứng của các chất (ở điều kiện thường):

    (a) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ.
    (b) Axetilen tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.
    (c) Phenol (C6H5OH) tác dụng với nước brom.
    (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch HCl.
    Số phát biểu đúng là:

  • Câu 13:

    Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch FeSO4, lọc kết tủa và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là:

  • Câu 14:

    Axit sunfuric loãng tác dụng với chất nào sau đây giải phóng khí:

  • Câu 15:

    Dung dịch ancol nào sau đây có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam?

  • Câu 16:
    Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là:
  • Câu 17:
    Axetilen là hiđrocacbon dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi-axetilen để hàn, cắt kim loại. Tổng số liên kết (σ, π) có trong một phân tử axetilen là:
  • Câu 18:
    Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài?
  • Câu 19:
    Cho 100 ml dd FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dd AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
  • Câu 20:
    Ancol etylic có công thức cấu tạo thu gọn là:
  • Câu 21:
    Sắt là kim loại phổ biến và được con người sử dụng nhiều nhất. Trong công nghiệp, oxit sắt được luyện thành gang, rồi từ gang luyện thành thép. Quá trình khử oxit sắt thành sắt diễn ra trong lò cao được thực hiện bằng phương pháp:
  • Câu 22:
    Trong số các muối: KMnO4, KClO3, KNO3, K2CO3, muối nào bền nhất với nhiệt (không bị nhiệt phân hủy ngay cả ở trạng thái nóng chảy)?
  • Câu 23:
    Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là:
  • Câu 24:
    Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là:
  • Câu 25:
    Cho sơ đồ phản ứng sau: X -- -H2O--> Y ---xt, to, p---> polime 
    X có công thức phân tử C8H10O không tác dụng với NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là:
  • Câu 26:
    Cho 12 gam hỗn hợp X gồm glyxin và etylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y chứa 19,3 gam muối. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
  • Câu 27:
    Hỗn hợp X gồm glixerol, anđehit fomic và axit axetic. Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam X bằng khí O2 dư rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH (dư), thấy khối lượng bình tăng thêm 16,4 gam. Khối lượng của glixerol trong 7,6 gam X là:
  • Câu 28:
    Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và hiđro có tỉ khối so với hiđro bằng 6. Nung nóng X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn 1,68 lít Y (đktc) qua dung dịch brom dư tới phản ứng hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:
  • Câu 29:
    Hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al. Cho 5 gam X vào nước dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 5 gam X vào dung dịch NaOH dư, thu được 2,912 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là:
  • Câu 30:
    Hiện nay, các hợp chất CFC (cloflocacbon) đang được hạn chế sử dụng và bị cấm sản xuất trên phạm vi toàn thế giới vì ngoài gây hiệu ứng nhà kính, chúng còn gây ra hiện tượng:
  • Câu 31:
    Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
    (a) Cho Al vào dung dịch HCl.        (b) Cho Fe vào dung dịch AgNO3.
    (c) Cho Na vào H2O.                      (d) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
    Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
  • Câu 32:
    Hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt. Cho 12,2 gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 (đặc, nóng). Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 1,12 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 1,6 gam kim loại. Sục khí H2S dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Oxit sắt và giá trị của m là:
  • Câu 33:
    Hòa tan hết 5,1 gam X (Mg; Al) trong dung dịch H2SO4 loãng đủ, thu được 0,25 mol H2 và dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
  • Câu 34:
    Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
  • Câu 35:
    Có thể phân biệt được dung dịch hai chất nào sau đây bằng quì tím?
  • Câu 36:
    Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quì tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thỏa mãn tính chất của X?
  • Câu 37:
    Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là:
  • Câu 38:
    Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức là CH3COOC6H4OH. Khi đun nóng, a mol X tác dụng được với tối đa bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?
  • Câu 39:
    Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH (loãng)?
  • Câu 40:
    Trong môi trường kiềm, các peptit (có từ 3 gốc amino axit trở lên) và các protein có thể tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu:
  • Câu 41:
    Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
  • Câu 42:
    Các chất: etanol, anđehit fomic, glucozơ, glixerol và phenol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T và Q. Khi cho từng chất trên tác dụng với các tác nhân phản ứng, các chất có hiện tượng đều được ghi lại ở bảng dưới đây.
    Tác nhân phản ứngChất tham gia phản ứngHiện tượng
    AgNO3/NH3 (đun nóng)Y, QKết tủa trắng bạc
    Cu(OH)2 lắc nhẹX, YDung dịch xanh lam
    Nước BromZKết tủa trắng
    Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là:
  • Câu 43:
    Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và ZnO vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH (dư) vào Y thu được kết tủa Z. Vậy Z là:
  • Câu 44:
    Cho 3,6 gam Al tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M tới phản ứng hoàn toàn, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
  • Câu 45:
    Chất nào sau đây thuộc loại α-amino axit?
  • Câu 46:
    Kim loại Y có màu trắng bạc, đẹp nên được dùng rộng rãi trong trang trí nội thất. Ngoài ra, Y dẫn nhiệt tốt và không độc nên được dùng làm dụng cụ nhà bếp. Kim loại Y là:
  • Câu 47:
    Cho các kim loại: magie, nhôm, canxi, kẽm. Kim loại nào tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường?
  • Câu 48:
    Cho phản ứng hóa học: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:
  • Câu 49:
    Phát biểu nào sau đây là sai?
  • Câu 50:
    Mêtan là thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy. Nó được tạo ra trong quá trình chế biếndầu mỏ, chưng cất khí than đá. Mêtan có nhiều ứng dụng, chủ yếu dùng làm nhiên liệu.
    Mêtan là một khí gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 năm mỗi kg mêtan làm ấm Trái Đất gấp 25 lần 1 kg CO2. Công thức hóa học của khí Meetan là:
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 79
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học Online

    Xem thêm