Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 Trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 4)

Đề thi thử đại học môn Lịch sử 

Mời các bạn tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 Trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 4) trên trang VnDoc.com và làm quen với nhiều dạng câu hỏi mới trong đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử. Bài test có đi kèm với phần đáp án để các bạn tham khảo, đưa ra câu trả lời đúng nhất.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:
    Tại sao có thể khẳng định phong trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?
    Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước ở Đông Dương. Từ trong phong trào, khối liên minh công – nông hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng. Qua phong trào đội ngũ cán bộ đảng viên được đào tạo, rèn luyện và ngày càng trưởng thành. Phong trào được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 tuy tồn tại trong một thời gian ngắn, từ trong phong trào chính quyền Xô viết được thành lập. Đây thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân, phác hoạ mô hình một xã hội mới... Phong trào cách mạng 1930 – 1931 thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Phong trào để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh... Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
  • Câu 2:
    Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
    Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946); "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947). Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng: Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân" của chủ nghĩa Mác-Lenin, từ tư tưởng "chiến tranh nhân dân" của chủ tịch Hồ Chí Minh....Có lực lượng toàn dân tham gia kháng chiến mới thực hiện kháng chiến toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục...nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời ta vừa "kháng chiến" vừa "kiến quốc"... Kháng chiến trường kỳ: So sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ mạnh hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta tiến lên đánh bại chúng... Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: Mặc dù rất coi trọng sự ủng hộ giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ sự nghiệp cách mạng nào cũng phải do bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ vào.
  • Câu 3:
    Trình bày những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của hai nước Việt Nam, Lào trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). Trong giai đoạn hiện nay, tình hữu nghị Việt – Lào được củng cố và tăng cường như thế nào?
    a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954): Ngày 11/3/1951, Mặt trận Liên Việt,Mặt trận Khowme Itxarac, Mặt trận Lào Itxala họp hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. Liên minh thành lập đã tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là Pháp và Mĩ. Tháng 4/1953 bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pathet Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phông xa lì. Căn cứ kháng chiến Lào được mở rộng và nối liền với Tây Bắc Việt Nam. Tháng 12/1953, liên quân Lào – Việt mở chiến dịch ở Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt và toàn bộ tỉnh Khăm Muộn, uy hiếp Xeno, góp phần làm phá sản kế hoạch Nava của địch. Đầu năm 1954, liên quân Lào – Việt mở cuộc tấn công địch ở Thượng Lào, mở rộng căn cứ kháng chiến cho nước bạn Lào... Những thắng lợi của quân dân Việt Lào trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 ở Việt Nam đã buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. b. Trong kháng chiến chống Mĩ(1954-1975) Sau khi Mĩ giúp bọn tay sai làm đảo chính, xóa bỏ nền trung lập ở Campuchia, ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia họp Hội nghị cấp cao ngày 24 và 25/4/1970 để biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ. Nửa đầu năm 1970, quân tình nguyện Việt Nam cùng với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng, giải phóng một vùng rộng lớn ở Nam Lào. Từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn 719" chiếm giữ đường 9 Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 22000 địch, giải phóng đường 9 Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari (27/1/1973), sau đó Mĩ kí hiệp định Viêng Chăn với Lào (21/2/1973) 0,25 Chiến thắng ngày 30/4/1975 của Việt Nam đã cổ vũ và tạo điều kiện cho nhân dân Lào tiến công va giành thắng lợi hoàn toàn trong năm 1975. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân lào chính thức được thành lập. c. Học sinh phát biểu suy nghĩ của cá nhân nhưng cần nêu được các nội dung sau: Mối quan hệ Việt – Lào là niềm tự hào của hai dân tộc, được bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết trong chiến đấu chống xâm lược; Trong giai đoạn hiện nay, cả hai nước đều được độc lập, tự do, có 2 Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin nắm chính quyền, nhân dân hai nước đều chung mục tiêu phấn đấu tiến lên CNXH...Mối quan hệ Việt – Lào được củng cố và tăng cường như: tình đoàn kết, lòng tin cậy lẫn nhau, hợp tác lâu dài và giúp đỡ về mọi mặt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước...
  • Câu 4:
    Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai đã giành được những thắng lợi to lớn nào? Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?
    Sau chiến tranh thế giới thứ hai với điều kiện lịch sử mới.... cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi có bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ những năm 50 của thế kỷ XX, từ Bắc Phi phong trào nhanh chóng lan ra các vùng khác. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập (1952) lập nên nước cộng hoà Ai Cập (18-6-1953). Năm 1952 nhân dân Libi giành độc lập, tiếp đó các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Maroc, Xuđăng (1956), Gana(1957), Ghinê (1958)... Năm 1960, với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập được lịch sử ghi nhận là Năm châu Phi. Trải qua 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954-1962) nhân dân Angiêri đã giành đựơc thắng lợi. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Ănggôla và Môdămbich trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó. Từ sau năm 1975 nhân dân các thuộc địa còn lại của châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống con người. Tháng 4-1980 Dimbabuê tuyên bố độc lập. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi giành thắng lợi... Do chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là hình thái của chủ nghĩa thực dân, đánh đổ chế độ này là đánh lại một hình thái áp ức bóc lột thực dân. Nên cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 112
Sắp xếp theo

Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Lịch Sử Online

Xem thêm