Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)

Đề thi thử đại học môn Sử

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5) là một bài thi mẫu mà VnDoc sưu tầm với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 12 thử sức và rèn luyện, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:
    Trình bày và nêu nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945). Sự thỏa thuận của các nước Anh, Mĩ, Liên Xô về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng có tác động như thế nào đến khu vực châu Á trong thời kì chiến tranh lạnh?
    a) Những quyết định quan trọng của HN Từ 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của 3 nguyên thủ quốc gia (Liên Xô, Mỹ, Anh). Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng: Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật... Thành lập Liên hợp quốc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á... b) Nhận xét Tuy là thỏa thuận của 3 cường quốc nhưng thực chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.... Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta". c) Tác động Từ sau CTTG2 đến giữa những năm 70 – XX, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954) phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 phe. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953): 9/1950 quân đội Mĩ đổ bộ và Triều Tiên. Tháng 10/1950 quân đội Trung Quốc tiến vào Triều Tiên "kháng Mĩ viện Triều" đụng đầu trực tiếp giữa 2 phe, không phân thắng bại. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (1954-1975): Mĩ xâm lược Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân VN cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất.
  • Câu 2:
    Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng (1 - 1930), Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2 - 1951) và Đại hội Đảng toàn quốc lần III (9 - 1960).
    a/ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930) thông qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đã giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất b/ Đại hội Đảng toàn quốc lần II vào tháng 2 – 1951 Nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là CM.DTDCND: đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ sở cho CNXH ở Việt Nam Nhận xét: Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, đánh đấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là Đại hội đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi c/ Đại hội Đảng toàn quốc lần III vào tháng 9 – 1960 Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền trong kháng chiến chống Mỹ: Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN, là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước. Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, là tiền tuyến lớn, có vai trò quyết định trực tiếp đối với công cuộc thống nhất Tổ quốc. Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau nhằm hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc Nhận xét: Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng hai miền Nam - Bắc, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Là Đại hội đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi.
  • Câu 3:

    Hoàn thành bảng niên biểu về những thắng lợi tiêu biểu trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1954)

    Thời gian

    Sự kiện

    Từ 7/10 đến 19/12/1947

    Quân dân ta giành thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu-đông.

    Từ 10/12/1953 đến đầu tháng 2/ 1954

    Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

    Trên cơ sở đó hãy phân tích hoàn cảnh lịch sử của chiến thắng đã tạo ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.

    a. Bảng niên biểu Thời gian Sự kiện Từ 7/10 đến 19/12/1947 Quân dân ta giành thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông. Từ 16/9 đến 22/10/ 1950 Quân dân ta giành thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu-đông. Từ 10/12/1953 đến đầu tháng 2/ 1954 Ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954. Từ 13/3 đến 7/5/ 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. b. Phân tích hoàn cảnh lịch sử của chiến thắng đã tạo ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp Thuận lợi. Tháng 1 -1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời làm mạnh thêm lực lượng xã hội chủ nghĩa ở châu Á và thế giới, đồng thời còn mở đường cho cách mạng Việt Nam liên hệ với cách mạng thế giới. Sau khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước, ngày 18-1-1050, Chính phủ cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô và trong vòng một tháng sau, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đây là Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam vì cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới. Sau chiến thắng Việt Bắc cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta được đẩy mạnh và giành được nhiều kết quả đáng kể. Khó khăn. Ngày 13-5-1949, có sự đồng ý của đế quốc Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơ ve, với kế hoạch Rơve đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Ngày 7/2/1950, Mĩ công nhận chính phủ Bảo Đại. 8/5/1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điều khiển ctranh ở Đông Dương. Thực hiện kế hoạch Rơve, 6/1949, Pháp đưa nhiều vũ khí mới vào Việt Nam, tập trung quân ở Nam Bộ, tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lanh Đông Tây (Hải Phòng đến Sơn La), trên cơ sở đó Pháp chuẩn bị 1 kế hoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần 2, mong giành thắng lợi, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
  • Câu 4:
    Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1920 - 1930 và nêu ý nghĩa của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam.
    a. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 - 1930 Ở Pháp (1920-1923): Năm 1920: NAQ đọc sơ thảo.................. (7/ 1920) và tham gia Đại hội Tua................ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước Angiêri, Marốc... lập ra Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Pari. Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, đời sống công nhân và đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Ở Liên Xô (1923-1924): Tháng 6-1923, Người bí mật rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10-1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản họp lần thứ V (1924).... Ở Trung Quốc (1924-1927): Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6-1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 6/1/1930 chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ............... soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên..... b. Đóng góp của những hoạt động đó: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.............. Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản ở Việt Nam. Xây đắp mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.......... Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và vạch ra những vấn đề cốt lõi trong đường lối cứu nước ...........
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 100
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Lịch Sử Online

    Xem thêm